Skip to main content

Brand Personality hay Tính cách thương hiệu là gì?

14 Tháng Sáu, 2020

Cùng tìm hiểu các khái niệm như Brand Personality hay tính cách thương hiệu là gì, một số ví dụ về Brand Personality hay tính cách thương hiệu, mối quan hệ giữa Brand Personality với Brand Image và hơn thế nữa.

brand personality là gì
Brand Personality hay Tính cách thương hiệu là gì?

Cùng với các giá trị khác như lòng trung thành thương hiệu (Brand Loyalty), độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay nhận diện thương hiệu (Brand Identity), tính cách thương hiệu (Brand Personality) giúp hình thành nên cái gọi là giá trị thương hiệu.

Brand Personality hay Cá tính hoặc tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Personality.

Tính cách thương hiệu là một tập hợp các đặc điểm của con người được gán cho một tên thương hiệu, để có thể tạo ra sự liên kết với người tiêu dùng.

Một thương hiệu hiệu quả làm tăng tài sản thương hiệu của mình bằng cách tạo ra một nhóm các đặc điểm nhất quán mà được một phân khúc người tiêu dùng ưa thích.

Cá tính hay cá tính thương hiệu là một giá trị định tính gia tăng một thương hiệu đạt được bên cạnh các lợi ích lí tính.

Tính cách thương hiệu là một khuôn khổ giúp một công ty hoặc tổ chức định hình cách mọi người cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ hoặc sứ mệnh của họ.

Tính cách thương hiệu gợi ra các phản ứng cảm xúc đối trong một phân khúc người tiêu dùng cụ thể, với mục đích thúc đẩy các hành động có lợi cho công ty.

Một số ví dụ về Brand Personality hay tính cách thương hiệu.

Khách hàng có nhiều khả năng mua sản phẩm của một thương hiệu nếu cá tính của nó tương tự như họ. Có 5 nhóm cá tính thương hiệu chính như sau:

Sôi nổi: vô tư, vui vẻ và trẻ trung

Chân thành: tốt bụng, chu đáo và hướng về các giá trị gia đình

Mạnh mẽ: thô ráp, cứng rắn, hoạt động ngoài trời và thể thao

Năng lực: thành công, thành đạt và có sức ảnh hưởng, khả năng lãnh đạo nổi bật

Tinh tế: thanh lịch, uy tín, và đôi khi tự phụ

Ví dụ Dove chọn sự chân thành là cá tính thương hiệu của mình để thu hút người tiêu dùng nữ tính. Các thương hiệu xa xỉ như Michael Kors và Chanel, nhắm đến sự tinh tế. Cá tính thương hiệu của họ tập trung vào lối sống thượng lưu, quyến rũ và hợp thời trang, thu hút người tiêu dùng chi tiêu nhiều.

REI, cửa hàng bán lẻ đồ cho hoạt động ngoài trời, có cá tính thương hiệu mạnh mẽ; tập trung vào việc truyền cảm hứng cho khách hàng của mình, những người thích hoạt động ngoài trời, thích phiêu lưu, mạnh mẽ và kiên cường.

Mối quan hệ giữa Brand Personality (tính cách thương hiệu) với Brand Image (hình ảnh thương hiệu) là gì?

Không nên nhầm lẫn cá tính thương hiệu của một công ty với hình ảnh của nó. Hình ảnh công ty là một loạt các tài sản sáng tạo truyền đạt những lợi ích hữu hình của thương hiệu.

Ngược lại, cá tính thương hiệu của một công ty trực tiếp tạo ra cảm xúc trong tâm trí của một nhóm người tiêu dùng lí tưởng.

Điều quan trọng đối với một công ty là xác định chính xác cá tính thương hiệu của mình để tạo được ảnh hưởng với nhóm khách hàng mục tiêu. Lí do là vì cá tính thương hiệu dẫn đến tăng tài sản thương hiệu và xác định tính cách của thương hiệu trên thị trường.

Cá tính thương hiệu cũng là yếu tố chính của mọi chiến dịch marketing thành công. Để chọn cá tính của một thương hiệu, các công ty cần xem xét kĩ và lựa chọn trong 5 loại cá tính loại mà công ty muốn truyền đạt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …