Skip to main content

Content Strategy: Cách xây dựng một chiến lược nội dung mạnh để thúc đẩy thương hiệu

17 Tháng Tư, 2023

Cùng khám phá cách xây dựng một chiến lược nội dung (content strategy) mạnh, thứ có thể thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng.

Content Strategy: Cách xây dựng một chiến lược nội dung mạnh để thúc đẩy thương hiệu
Content Strategy: Cách xây dựng một chiến lược nội dung mạnh để thúc đẩy thương hiệu

Có thể nói trong những năm trở lại đây, “Nội dung” hay Content là một trong những thứ được nhắc đến nhiều nhất trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là trên mạng xã hội.

Từ các nội dung xấu, nội dung độc hại đến các nội dung video ngắn (từ TikTok, Instagram…), nội dung không chỉ là thứ mà người dùng tương tác với các nền tảng, nó còn là cách để các doanh nghiệp kết nối với khách hàng mục tiêu.

Nhiều thương hiệu và doanh nghiệp ngày nay bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của các mẫu nội dung mà họ truyền tải tới khách hàng, cá nhân hoá nội dung tới từng tệp khách hàng khác nhau và hơn thế nữa.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể xây dựng một chiến lược nội dung vừa phù hợp với nhu cầu “tiêu thụ” của người dùng vừa có thể thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu, bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết cho câu hỏi này.

Một chiến lược nội dung tốt cần phải tập trung vào yếu tố nền tảng.

Với bất cứ chiến lược nào, mọi chiến thuật hay hành động đều cần phải dựa trên một nền tảng vũng chắc, đó chính là cơ sở để quyết định sự phù hợp và thành công của chiến lược — điều này cũng áp dụng cho việc xây dựng chiến lược nội dung.

Cụ thể, trước khi đi sâu vào hoạt động viết nội dung, thiết kế hình ảnh hoặc xây dựng các tài sản nội dung có liên quan, bạn cần đặt ra những câu hỏi thứ có thể giúp đảm bảo rằng nội dung bạn được xây dựng dựa trên các nền tảng là đối tượng người xem và thương hiệu.

Đối tượng mục tiêu của bạn là ai, họ là nam hay nữ, họ ở đâu và cần những thông tin gì liên quan đến chủ đề mà bạn đang viết.

Bạn có thể phân khúc khách hàng của mình theo nhiều tiêu chí khác nhau như nhân khẩu học, địa lý, quan điểm xã hội hay tâm lý học hành vi.

Một nền tảng tiếp theo của bất cứ chiến lược nội dung nào đó là thương hiệu. Dù cho bạn viết nội dung là gì hay định dạng nào, những nội dung đó không thể tách rời các tài sản liên quan đến thương hiệu như định vị thương hiệu, giá trị của thương hiệu và hơn thế nữa.

Thúc đẩy khả năng tương tác và lòng trung thành thông qua sự kết nối.

Khi bắt tay xây dựng các chiến lược nội dung, bạn cần hiểu rằng, đầu ra của quá trình này không phải là một chiến lược hay các mẫu nội dung, mà sự tương tác của khách hàng với các nội dung đó.

Sự tương tác của khách hàng đến từ những cảm xúc mà họ có được từ thương hiệu, điều này một phần đến từ việc thương hiệu thường xuyên tương tác lại với họ, chia sẻ những nội dung mà khách hàng tương tác cao.

Một khi có được mức độ tương tác cao với nội dung, thương hiệu có thể dễ dàng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ các nội dung chất lượng được chia sẻ.

Khi nghĩ đến chiến lược xây dựng nội dung, người làm chiến lược cần nghĩ đến các định dạng nội dung khác nhau như nội dung web, nội dung trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, trên các ấn phẩm, nội dung quảng cáo, — Về bản chất mức độ ưu tiên về chất lượng cho tất cả nội dung này là như nhau.

Tính nhất quán và tối ưu phân phối trong các chiến lược nội dung.

Một điểm quan trọng tiếp theo quyết định sự thành công của các chiến lược nội dung đó là tính nhất quán. Tính nhất quán đề cập đến tần suất hay tính liên tục của việc xuất bản nội dung trên các nền tảng.

Một chiến lược nội dung thành công không chỉ đến từ một nền tảng chiến lược đúng mà còn đến từ khả năng duy trì chiến lược đó trong dài hạn.

Xuất phát từ góc nhìn này, việc xây dựng nội dung và lên lịch xuất bản (thường xuyên) sẽ giúp thương hiệu tránh bỏ lỡ các cơ hội để duy trì kết nối với khách hàng của mình.

Tính nhất quan cũng áp dụng ở khía cạnh thương hiệu, bạn cần nhất quán trong giọng điệu thương hiệu, nhận diện thương hiệu, các nội dung được chia sẻ cần gắn liền với cái gọi là bản sắc thương hiệu (Brand Identity).

Một thương hiệu luôn xuất hiện theo cách mà nó muốn khách hàng cảm nhận và nhớ về sẽ là chìa khoá để duy trì hình ảnh và giá trị bền vững của thương hiệu.

Để một chiến lược nội dung thành công, nó cũng cần được đo lường và tối ưu.

Với hầu hết các marketer, đặc biệt là với những ai làm Digital Marketing, khái niệm Data driven Marketing có lẽ không còn mấy xa lạ, người làm marketing trong bối cảnh mới không thể dựa trên các cảm nhận hay ý kiến chủ quan để đánh giá mức độ hiệu của của bất cứ hoạt động marketing nào, với chiến lược nội dung cũng vậy.

Dựa trên các dữ liệu có được như tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ like, share, comment trên các nền tảng mạng xã hội, thời gian ở lại trên trang (time on site), hay thậm chí là tỷ lệ chuyển đổi từ các mẫu nội dung, bạn cần phải tự rút ra cho mình các chiến thuật tối ưu mới, cần giảm bớt các nội dung nào, cần thêm mới các nội dung nào, hay các nội dung nào cần được xoá bỏ.

Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để làm điều này, từ các tính năng báo cáo trực tiếp trên các nền tảng, đến các công cụ miễn phí như Google Analytics hay các công cụ có trả phí như Screaming Frog, Crazy Eggs, hay Heat Map.

Tóm lại, nội dung luôn là tài sản để bạn có thể đảm bảo rằng thương hiệu của bạn đang có một sự hiện diện mạnh mẽ trong mắt khách hàng, để thúc đẩy tương tác, phát triển thương hiệu hay xây dựng lòng trung thành.

Hy vọng các hướng dẫn nói trên sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …