Skip to main content

Nhân hoá nội dung: Tại sao nó lại rất cần thiết trong Marketing

3 Tháng Mười Hai, 2021

Nhân hoá nội dung là một trong những cách thức hiệu quả để có được sự ảnh hưởng đến người đọc và đối tượng mục tiêu, đặc biệt là khi yếu tố con người ngày càng được quan tâm sau đại dịch.

nhân hoá nội dung trong marketing
Nhân hoá nội dung: Tại sao nó lại rất cần thiết trong Marketing

Con người vốn có mối quan hệ sâu sắc với những câu chuyện. Từ khi con người được hình thành, những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện thần thoại hay cả những câu chuyện cổ tích đã tồn tại và kéo dài hàng ngàn năm vẫn chưa bao giờ dừng lại hay bị quên lãng.

Những câu chuyện có thể giúp con người kết nối và học hỏi lẫn nhau theo những cách mà không có bất cứ phương tiện truyền thông nào khác có thể làm được. Tuy nhiên giờ đây, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Nghệ thuật kể chuyện đang dần trở nên mờ nhạt và ít sức hấp dẫn hơn.

Sau đại dịch, khi yếu tố con người hay sự đồng cảm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi người, các thương hiệu hay marketer có thể kết nối lại với khán giả của họ ở một cấp độ sâu sắc hơn thông qua những câu chuyện – kết nối ở cấp độ con người.

Khai thác nghệ thuật kể chuyện.

Cuộc sống được tạo nên từ những trải nghiệm của con người, mang đậm yếu tố con người.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể viết nên những câu chuyện về bản thân, về những “điều nên làm và không nên làm”, về những trải nghiệm cá nhân hay bất cứ điều gì, cho dù chúng ta chỉ là một nhân viên bình thường hay một nhà lãnh đạo cấp cao.

Trong khi người đọc có thể nhớ lâu hơn và quan tâm nhiều hơn đến những câu chuyện (chủ yếu khi xây dựng thương hiệu) nhiều thương hiệu lại muốn “nhồi nhét” vô số những thứ thông tin tách rời và khô khan đến với họ.

Thay vì mãi cố gắng làm những điều không có nhiều ý nghĩa đó, thương hiệu nên dành nhiều thời gian hơn để khai thác các vấn đề từ gốc rễ thông qua những câu chuyện được nhân hoá.

Nhân hóa nội dung (Humanizing Content) có nghĩa là khai thác những câu chuyện và sử dụng chúng để xây dựng mối quan hệ với người đọc hay đối tượng mục tiêu.

Mọi người luôn khao khát có những mối quan hệ tương đồng với những người khác, những cộng đồng giống họ và sẵn sàng chia sẻ với họ. Một câu chuyện mang tính kết nối và đồng cảm cao là những gì bạn cần làm với tư cách là những người làm marketing

Sức mạnh của những giai thoại, của những câu chuyện mang tính trải nghiệm.

Cách đây nhiều năm trở về trước, khi tôi đang chiếu những bản slide về marketing để nói về những xu hướng marketing mới trong năm tới với các chuyên gia khác trong ngành marketing.

Sau bản trình chiếu của tôi, mọi thứ dường như khá im lặng và theo cảm nhận của tôi, mọi người có lắng nghe tuy nhiên, lắng nghe đúng với khái niệm của nó, rất ít người tỏ vẻ chăm chú hay có ý định tương tác với tôi.

Nhận thức được vấn đề, tôi sau đó nhanh chóng chuyển sang nói về những câu chuyện, những trải nghiệm nghề của bản thân và móc nối nó đến những gì tôi muốn truyền tải.

Những gì tôi kể là những câu chuyện thất bại, những bài học tôi đã học được trong nhiều năm làm nghề, những thứ không hề xuất hiện trong slide của tôi.

Ít phút sau, tôi cảm nhận rõ mọi người hào hứng hơn hẳn, họ cũng muốn đặt những câu hỏi cho tôi để tìm kiểu kỹ xem tôi đã vượt qua các thất bại như thế nào, họ rất tò mò.

Tôi đã có thể gây được sự chú ý cho những người đối diện, cũng có thể gọi là những đối tượng mục tiêu của tôi thông qua những câu chuyện cá nhân và nó đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào trong công việc.

Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, bạn nên sử dụng những nội dung mang nhiều yếu tố con người, nhân hoá nội dung, bạn nên kể những câu chuyện về các trải nghiệm (của khách hàng chẳng hạn) hơn là kinh doanh.

Đằng sau những câu chuyện.

Những câu chuyện hấp dẫn có thể khiến một cuộc nói chuyện chung chung và nhạt nhẽo thành một bài học về những trải nghiệm nào đó. Nó giúp thương hiệu xây dựng một mối liên kết mạnh mẽ với người nghe trong suốt hành trình.

Trong thế giới kỹ thuật số, những nội dung được nhân hoá đang ngày càng trở nên ít phổ biến hơn và thay vào đó là những nội dung mang tính một chiều, nó đơn thuần chỉ là những gì mà thương hiệu “muốn” người nghe tiếp nhận, hơn là kết nối ngược lại.

Hãy thay đổi, hãy mang những câu chuyện được nhân hoá đến với khách hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…