Skip to main content

10 xu hướng thương mại điện tử các Online Shop nên biết trong 2022

11 Tháng Một, 2022

Trong những năm tới, thương mại điện tử vẫn sẽ là đòn bẫy chính cho các doanh nghiêp. Việc nắm bắt các xu hướng mới có thể giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tăng trưởng hơn.

xu hướng thương mại điện tử

10 xu hướng thương mại điện tử bạn có thể tham khảo trong năm mới 2022 bao gồm:

  • Những người mua hàng 1 lần (One-Time Buyers) vẫn tiếp tục là thách thức lớn của doanh nghiệp.
  • Bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn.
  • Sự phát triển của các bao bì được tuỳ chỉnh (Customized Packaging).
  • Sự tăng lên của hoạt động mua sắm qua thiết bị di động.
  • Cá nhân hoá đa kênh.
  • Quy trình thanh toán sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • Mua sắm thông qua giọng nói (Voice Shopping) sẽ phát triển nhiều hơn.
  • Xu hướng “tiêu thụ xanh” được ưu tiên hơn.
  • Các nền tảng mạng xã hội (social media) sẽ là nơi khách hàng mua sắm trực tuyến.
  • Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) nhiều hơn.

Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về các xu hướng.

  • Những người mua hàng 1 lần (One-Time Buyers) vẫn tiếp tục là thách thức lớn của doanh nghiệp.

Dưới sức ép của đại dịch, nhiều người đã buộc phải chuyển sang thương mại điện tử để mua sắm những thứ cần thiết cho nhu cầu của họ. Trong khi đây là một cơ hội bán hàng lớn cho các thương hiệu, cũng có không ít các thách thức đi kèm.

Một trong số các thách thức đó là nhiều khách hàng chỉ mua hàng một lần và rời bỏ sang các thương hiệu cho lần mua hàng kế tiếp. Điều này không chỉ làm cho chi phí để có một khách hàng mới (CAC) tăng cao mà doanh thu dài hạn có được của thương hiệu cũng trở nên khiêm tốn hơn.

Để có thể giảm bớt các áp lực này, thương hiệu cần có nhiều chiến lược hơn với những nhóm khách hàng đó, thu hút và nuôi dưỡng họ cho những chặng đường dài hơn.

  • Bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn.

Không chỉ bị ảnh hưởng từ đại dịch, bởi những lý do khác như sự tiện lợi, tiếp kiệm thời gian đi lại hay có nhiều sự lựa chọn tức thời hơn, thương mại điện tử đã liên tục phát triển trong những năm gần đây.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các website của thương hiệu cũng ngày được đầu tư nhiều hơn, thân thiện hơn và trải nghiệm tốt hơn.

Không chỉ các mặt hàng như thời trang, làm đẹp hay điện tử mà thậm chí là các mặt hàng tạp hoá hiện cũng đang tăng trưởng mạnh trên các kênh thương mại điện tử.

  • Sự phát triển của các bao bì được tuỳ chỉnh (Customized Packaging).

Với tư cách là khách hàng, bạn có nhận thấy rằng bạn có xu hướng đánh đồng chất lượng của bao bì với chất lượng bên trong không? Nếu bao bì được thiết kế càng bắt mắt thì khách hàng càng có xu hướng mua sắm nhiều hơn.

Khách hàng luôn tỏ ra hào hứng với những sản phẩm được đóng gói theo những cách riêng biệt, do đó việc tuỳ chỉnh bao bì theo nhu cầu riêng của khách hàng có thể là một cơ hội để bán được nhiều hàng hơn. Đừng quên, những thông tin như “được tái chế” hay “thân thiện với môi trường” có thể là những lý do khiến khách hàng ra quyết định nhanh hơn.

  • Sự tăng lên của hoạt động mua sắm qua thiết bị di động.

Ưu tiên mua sắm qua các thiết bị di động mà một xu hướng khác của thương mại điện tử. Doanh số bán hàng đến từ thương mại di động tăng 15% tính đến cuối năm 2021.

Theo các dự báo khác nhau, con số này có thể chiếm đến 73% toàn bộ doanh số của ngành thương mại điện tử nói chung.

  • Cá nhân hoá đa kênh.

Cá nhân hoá tương tác với các đối tượng mục tiêu từ lâu đã là môt phần quan trọng của tương tác trực tuyến. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cách khác để cá nhân hoá hơn chỉ là với các tương tác.

Các thương hiệu nên sớm tích hợp yếu tố cá nhân hoá với bán hàng đa kênh, thay vì khách hàng được cá nhân hoá tương tác trên một kênh, giờ đây họ được tương tác trên nhiều kênh khác nhau nhưng vẫn được cá nhân hoá.

Kết quả của quá trình tích hợp này sẽ là nâng cao sự trung thành, và mua sắm lặp lại từ khách hàng.

  • Quy trình thanh toán sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Với thương mại điện tử nói chung, quy trình thành toán vẫn luôn là một điểm tiếp xúc quan trọng trong suốt hành trình mua sắm của khách hàng.

Nhiều khách hàng đã tiến hành hoạt động mua sắm cho đến bước thanh toán, quy trình thanh toán phức tạp hoặc thiếu hụt các tuỳ chọn là lý do chính khiến nhiều đơn hàng hiện vẫn đang ở tình trạng chờ trên giỏ đơn hàng (shopping cart abandonment).

  • Mua sắm thông qua giọng nói (Voice Shopping) sẽ phát triển nhiều hơn.

Các hoạt động mua sắm thông qua giọng nói được kỳ vọng là tăng trưởng thêm 55% vào năm 2022. Khộng giống với các hoạt động mua sắm thông thường, với mua sắm thông qua giọng nói, vì khách hàng sẽ mô tả đặc điểm của các sản phẩm họ muốn mua, việc cung cấp đầy đủ các thông tin theo góc nhìn của khách hàng là điều các thương hiệu cần quan tâm.

  • Xu hướng “tiêu thụ xanh” được ưu tiên hơn.

Các vấn đề về môi trường vẫn sẽ là chủ đề được nhiều người dùng quan tâm trong những năm tới. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm bền vững, thân thiên với môi trường và sức khoẻ của họ.

  • Các nền tảng mạng xã hội (social media) sẽ là nơi khách hàng mua sắm trực tuyến.

Các nền tảng mạng xã hội sẽ phát triển theo cách mà nó chưa từng đại diện trong quá khứ, nó không còn chỉ là kênh để mọi người kết nối với nhau, hay các thương hiệu tiếp cận các nhóm đối tượng mục tiêu của mình, nó còn là nơi mọi người tìm kiếm và mua sắm trong ứng dụng các sản phẩm mà họ mong muốn.

Các nền tảng như Facebook hay TikTok đã nhanh chóng thích nghi với xu hướng này trong những năm gần đây và xu hướng này sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới.

  • Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) nhiều hơn.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp hiện đang ứng dụng nhiều hơn các công nghê trí tuệ nhân tạo vào quy trình kinh doanh và bán hàng của họ, bao gồm cả thương mại điện tử.

Lợi ích lớn nhất khi áp dụng AI là làm cho quá trình mua sắm và tương tác với khách hàng trở nên thân thiện hơn, nhanh hơn và từ đó khách hàng dễ dàng để mua sắm được những món đồ mà họ ưa thích hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …