Skip to main content

Các thương hiệu thời trang đang chạy đua với Metaverse

13 Tháng Mười Hai, 2021

Tiền và khả năng sáng tạo không giới hạn khiến các thương hiệu thời trang hàng đầu bị “ám ảnh” bởi metaverse.

Thời trang và công nghệ vốn không phải 2 khái niệm có nhiều điểm chung. Ảnh: Medium.

Rachel Tashjian – cây viết của GQ – mở đầu bài viết “Tại sao thời trang bị ám ảnh bởi metaverse” bằng sự tưởng tượng.

Hãy nghĩ thời điểm này là năm 2045. Bạn đang dạo quanh Manhattan (Mỹ) và đeo cặp kính mắt chia sẻ dữ liệu. Bạn tình cờ gặp một người quen và muốn gây ấn tượng. “Trang phục lửa”, bạn nói và bộ quần áo cháy theo đúng nghĩa đen.

Bất chấp việc bộ đồ cao cấp của Balenciaga đang cháy rực, mọi người vẫn thấy quá bình thường. Bởi khi tháo kính ra, bạn sẽ thấy mình vẫn chỉ mặc mỗi áo phông và quần thể thao. Sự sáng tạo vô hạn trong thế giới ảo khiến những thương hiệu thời trang hàng đầu sẵn sàng rót tiền vào nó.

Advertisement

Tiền, thời trang và công nghệ.

Có một thực tế được Rachel chỉ ra là thời trang và công nghệ dường như luôn tồn tại ranh giới. Thung lũng Silicon (California, Mỹ) nổi tiếng không chuộng thời trang.

Mark Zuckerberg – người đang quảng bá mạnh mẽ cho metaverse – cũng chẳng mặn mà lắm với thời trang. Ông chọn mặc chiếc áo phông cùng kiểu mỗi ngày.

Ở chiều ngược lại, thời trang cũng không tạo được sức hút khi cố đuổi theo công nghệ. Các thiết bị thời trang, vải thông minh phần lớn không tạo được tiếng vang.

Ngành công nghiệp xa xỉ đã phải vật lộn để bắt kịp Internet suốt chiều dài lịch sử. Sự thích ứng với thương mại điện tử của ngành thời trang cũng khá chậm chạp.

Advertisement

Sự đối lập rõ ràng ấy khiến nhiều người thắc mắc lý do các ông lớn thời trang lại bị ám ảnh bởi metaverse.

Theo Rachel, câu trả lời đơn giản là tiền.

Cho đến nay, hầu hết khoản đầu tư của giới thời trang vào metaverse đều thông qua giao diện trò chơi điện tử. Điều này đã tạo ra thị trường ước tính khoảng 40 tỷ USD/năm.

Khách hàng của họ là cộng đồng game thủ am hiểu thời trang và những người sở hữu NFT (một dạng tài sản số) muốn chi tiền theo cách độc đáo, sáng tạo.

Advertisement

Đại dịch cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư vào metaverse của ngành công nghiệp thời trang. Covid-19 khiến doanh số các bên giảm sút. Họ buộc phải tạo ra ít sản phẩm hơn vì đại dịch. Còn với metaverse, họ sẽ chẳng phải tạo ra bất kỳ sản phẩm vật chất nào. Và điều đó thực sự hấp dẫn.

Tuy nhiên, thời trang và công nghệ vẫn phải tìm đến nhau ở metaverse. Ảnh: Yahoo.

Đó là về mặt thời trang. Còn về giới công nghệ – những đầu não ở Thung lũng Silicon, họ cũng buộc phải quan tâm vào thời trang khi phát triển metaverse. Matthew Ball, nhà đầu tư từng làm việc với Facebook, khẳng định thời trang chưa bao giờ là cốt lõi mà những người ở Thung lũng Silicon hướng tới.

“Tuy nhiên, metaverse phải đáp ứng những gì người dùng muốn làm trực tuyến. Điều này chủ yếu phục vụ mục đích giao lưu. Thật hợp lý khi cuộc sống trực tuyến giờ sẽ bao gồm các vật thể 3D, thời trang… Thung lũng Silicon quan tâm đến điều đó”, Ball nói.

Tiềm năng vô tận của metaverse.

Balenciaga là thương hiệu có những bước đi mạnh mẽ nhất trong metaverse khi hợp tác cùng tựa game Fornite đình đám.

Advertisement

Tuy nhiên, theo Rachel, ngoài Balenciaga, ít ai nghĩ những thương hiệu cao cấp ở châu Âu lại hướng đối tượng khách hàng đến những người mê công nghệ, game thủ.

Nhưng thực tế, các thương hiệu từ Burberry đến H&M đều đang thúc đẩy quá trình này. Cây viết của GQ cho biết họ đang bắt tay cùng các công ty công nghệ để tạo ra “con người kỹ thuật số, thời trang kỹ thuật số trong metaverse”.

Dimension là công ty chuyên đảm nhận công việc ấy. Họ đứng sau show Afterworld của Balenciaga. Công việc của họ là biến quần áo trở nên chân thực hơn, về cả kết cấu lẫn màu sắc. Ngoài ra, show diễn cũng phải tái hiện thế giới ảo trong tương lai, mang đến những trải nghiệm tự do, sáng tạo tại metaverse.

Công việc Dimension làm mới chỉ là phần mở đầu cho tiềm năng vô hạn của metaverse. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ cũng đủ khiến các thương hiệu hàng đầu bị cuốn hút. Theo GQ, điểm hấp dẫn trong metaverse là cách nó tạo ra sự tưởng tượng – khái niệm sẽ còn được nhắc đến nhiều trong tương lai.

Advertisement

Thông thường, các đường băng thời trang vẫn được xem là sàn diễn lớn nhất. Ánh hào quang của nó thúc đẩy người tiêu dùng chi tiền mua những chiếc áo khoác gắn logo, áo phông, túi xách hay giày thể thao của hãng.

Tuy nhiên, với metaverse, khả năng bán hàng còn cao hơn rất nhiều bởi tiềm năng sáng tạo vô tận trong không gian mạng. Các thương hiệu không chỉ bán những món hàng thông thường. Họ còn có thể bán những sáng tạo “vô lý, điên rồ” trong không gian mạng dưới dạng kỹ thuật số.

Ngoài tiềm năng về thúc đẩy doanh số bán hàng, quần áo ảo cũng là giải pháp cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã khiến ngành thời trang đau đầu suốt 6 tháng qua.

Mặt khác, nó cũng đem đến lời giải cho vấn đề bền vững chung của ngành thời trang. Bởi trong metaverse, bạn đơn giản là không sản xuất bất kỳ thứ gì.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Zing

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement