Đòn bẩy tăng trưởng: Vai trò của Digital Marketing đã thay đổi như thế nào
Để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng, các chiến dịch cần đạt được cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, điều này có nghĩa là Digital Marketing phải thể hiện được tính hiệu quả trong suốt các giai đoạn của phễu bán hàng.
Theo nhiều báo cáo khác nhau, trung bình mỗi người dùng sử dụng hơn 2 giờ mỗi ngày trên các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội. Điều này không chỉ thay đổi cách họ mua sắm các sản phẩm và dịch vụ mà còn thay đổi cách họ nhận biết về thương hiệu và cân nhắc mua hàng trong tương lai.
Theo truyền thống, các nền tảng hay kênh kỹ thuật số (Digital Media) được coi là kênh kích hoạt ở cuối cùng trong hành trình mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của Nielsen, Nepa và GfK đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa cả mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn lẫn dài hạn trên tất cả các kênh truyền thông.
Bằng cách thiết lập các chiến dịch một cách phù hợp, thương hiệu vừa có thể thúc đẩy các phản hồi trực tiếp và chuyển đổi trong ngắn hạn vừa thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Người tiêu dùng ngày nay đang tương tác nhiều hơn với các định dạng nội dung hấp dẫn hơn và có tính tương tác cao hơn – đặc biệt là video.
Người tiêu dùng cũng đang khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới từ những người tiêu dùng trực tuyến khác mà họ có thể kết nối. Do đó, các thương hiệu thành công nhận ra rằng họ có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh số và lợi nhuận bền vững từ hoạt động Digital Marketing bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều đối tượng mục tiêu hơn trên toàn bộ kênh (phễu bán hàng) – từ giai đoạn xây dựng nhận thức về thương hiệu, hỗ trợ lựa chọn, cho đến giai đoạn chuyển đổi bán hàng.
Để làm được điều này, những người làm marketing nói chung phải đánh giá lại các chiến lược, phân bổ lại ngân sách cũng như cách triển khai chiến dịch ở các giai đoạn khác nhau.
Thay vì chỉ tiếp cận các phân khúc khách hàng hẹp bằng các chiến dịch hướng đến hiệu suất (Performance Marketing), doanh nghiệp hay thương hiệu cần mở rộng để tiếp cận khách hàng ngay ở các giai đoạn đầu tiên của hành trình mua hàng.
Mở rộng phạm vi tiếp cận (Reach) để thúc đẩy tăng trưởng.
Thúc đẩy tăng trưởng trên toàn bộ phễu bán hàng (Sales Funnel) sẽ bắt đầu bằng việc thiết lập (set up). Đối tượng mục tiêu và định dạng quảng cáo rõ ràng là rất quan trọng để thành công, tuy nhiên, các nhà marketer cũng cần suy nghĩ mọi thứ một cách linh hoạt và đa dạng hơn.
Nhiều chiến lược đã chứng minh được tính hiệu quả bằng cách ưu tiên tập trung vào việc kết hợp mục tiêu tìm kiếm khách hàng tiềm năng mở rộng với các mục tiêu tối ưu hóa chuyển đổi để tối đa hóa sự tăng trưởng.
Với những cách thiết lập chiến dịch phù hợp, tính năng cá nhân hóa dựa trên thuật toán sau đó có thể tiếp cận đối tượng mới và hướng dẫn họ chuyển đổi.
Wise, một công ty công nghệ toàn cầu, đã chứng minh được sức mạnh của việc mở rộng phạm vi tiếp cận trên các nền tảng kỹ thuật số, tăng số lượng khách hàng lên 3.4 lần nhờ chiến lược tương tác sớm hơn với khách hàng trong hành trình mua hàng.
Wise muốn nâng cao nhận thức và cân nhắc của khách hàng với các sản phẩm cốt lõi của mình, đồng thời cũng muốn tăng chuyển đổi từ các chiến dịch phản hồi trực tiếp.
Vì vậy, thương hiệu này đã vừa tập trung vào những nhóm đối tượng có độ tuổi phù hợp vừa là những người đã từng truy cập vào website của họ trước đây, tối ưu hoá lượng truy cập (traffic) và lượt xem video cùng với đó là các chiến dịch phản hồi trực tiếp là những gì họ đã làm.
So với việc chỉ chạy các chiến dịch phản hồi trực tiếp, các quảng cáo có thương hiệu (Brand-led Ads) không chỉ mang lại nhiều khách hàng hơn mà còn giúp tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời tăng mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall) lên hơn 1.3 lần.
Người làm Marketing cần thay đổi tư duy tiếp cận khách hàng.
Việc liên tục quảng cáo cho một nhóm đối tượng đã được xác định cụ thể trước đó luôn có nguy cơ là làm bão hòa phạm vi tiếp cận – đối với hầu hết các nhà quảng cáo, phần lớn những người mà họ từng tiếp cận trong một tháng sẽ đã xem chiến dịch của họ, thậm chí là xem đi xem lại nhiều lần – trong khi việc mở rộng đối tượng mục tiêu ban đầu có thể vừa có thêm khách hàng mới vừa cải thiện tỷ lệ chuyển đổi .
Những người làm marketing cũng nên tránh suy nghĩ về đối tượng mục tiêu là những người thuộc các nhóm nhân khẩu học cụ thể đang tìm kiếm sản phẩm của họ; nhiều khách hàng tiềm năng về cơ bản sẽ không phù hợp với cách tiếp cận này trong khi họ vẫn có thể mua hàng.
Việc mở rộng phạm vi tiếp cận ở những phần đầu của phễu bán hàng hay hành trình mua hàng của khách hàng có thể giúp thương hiệu tìm thấy những đối tượng chưa từng được khai thác nhưng lại có mức độ ý định mua hàng (Buying Intent) cao.
Tối ưu hoá các trải nghiệm để thu hút người tiêu dùng.
Để thu hút người tiêu dùng trên toàn bộ kênh, điều quan trọng là các thương hiệu phải cung cấp những trải nghiệm vừa mang tính logic (các tính năng và lợi ích của sản phẩm) vừa mang tính cảm xúc.
Nghiên cứu do Nepa thực hiện và được Meta ủy quyền cho thấy các thương hiệu thành công trong việc xây dựng mối quan hệ thương hiệu có ý nghĩa với khách hàng có thể giúp cải thiện tổng ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) lên đến 59%.
Để đạt được điều này, các thương hiệu cần triển khai nhiều định dạng quảng cáo hơn và để các thuật toán cá nhân hóa giúp chúng trở nên phù hợp hơn với sở thích của người dùng.
Theo một nghiên cứu tổng hợp của Meta, việc kết nối các trải nghiệm thương hiệu bằng cách sử dụng nhiều vị trí hiển thị quảng cáo có thể mang lại hiệu suất cao hơn 80%.
Kết luận.
Bằng cách đặt ra các mục tiêu rõ ràng về cách tiếp cận đối tượng mới và đa dạng, các thương hiệu có thể sử dụng tính năng cá nhân hóa dựa trên thuật toán của nền tảng để tối ưu hóa các chiến dịch, truyền tải thông điệp phù hợp tới từng nhóm đối tượng ở từng giai đoạn trong hành trình mua hàng. Kết quả cuối cùng sẽ là, thương hiệu có nhiều khách hàng mới hơn, chuyển đổi giá trị cao hơn và doanh số tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips