Skip to main content

Làm 4 điều này để website của bạn bán được nhiều hàng hơn

9 Tháng Ba, 2021

Website vốn được xem là ‘cửa ngõ’ của một doanh nghiệp. Với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẵn có, Instagram và Facebook là những nền tảng quảng bá tuyệt vời.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát hay hạn chế đối với những gì bạn có thể đăng khi sử dụng các kênh này. Một tên miền riêng sẽ giúp bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung bạn muốn khách hàng xem và cách bạn muốn thương hiệu của mình được đại diện.

Các trang mạng xã hội cũng mất dần tính phổ biến trong những năm qua. Myspace là nền tảng phổ biến nhất từ ​​năm 2005 đến 2008 với hầu hết mọi người nổi tiếng trên diễn đàn.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay đích đến của Myspace chỉ là một mạng lưới trực tuyến, sự sụp đổ của nó chứng tỏ rằng bất kỳ nền tảng truyền thông mạng xã hội nào cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian.

Mọi khách hàng đều cần những thông tin để hiểu rằng một doanh nghiệp XYZ nào đó là hợp pháp. Website của riêng bạn cung cấp một trong những đảm bảo tốt nhất cho điều này.

Dưới đây là một số hướng dẫn đã được kiểm nghiệm bạn có thể tham khảo.

1. Hãy chào đón.

Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa hàng (physical store), bạn sẽ bỏ qua khách hàng khi họ bước lại và xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn chứ? Chắc là không rồi.

Thay vào đó, bạn sẽ chào đón họ một cách nồng nhiệt, hỏi họ về những gì họ đang tìm kiếm, hướng dẫn họ xem cửa hàng, v.v.

Với website, bạn cũng cần có một cách tiếp cận tương tự trong việc chào đón người dùng của mình. Điều đó có thể đạt được bằng cách bạn thiết kế một trang đích đảm bảo với khách truy cập rằng họ đã đến đúng nơi họ muốn đến.

2. Xây dựng niềm tin.

Niềm tin là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ. Vì vậy, một khi bạn đã chào đón nồng nhiệt người dùng của mình, đã đến lúc bạn phải xây dựng niềm tin ở họ.

Các công ty xây dựng niềm tin cho người dùng vào website của họ bằng cách cung cấp những lời chứng thực nào đó. Nó có thể là những câu tuyên ngôn, lời cam kết, giấy chứng nhận kinh doanh hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng thêm tin về thương hiệu.

Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính đàm thoại và trung thực thay vì nghe có vẻ “bán hàng”.

Và bạn đừng bao giờ nói dối về bất cứ điều gì.

3. Tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Khách hàng cần được cung cấp thông tin khách quan về công ty của bạn cũng như các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi đưa ra thông tin, chúng đòi hỏi bạn phải có niềm tin sâu sắc vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhận thức của khách hàng và nhân viên của bạn vì thành công lâu dài là không thể nếu bạn không tin vào các giải pháp mà bạn đang bán.

4. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Hãy xây dựng một nơi để khách hàng của bạn có thể phản hồi sau khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích website để hiểu thêm về hành vi của người dùng trên website của mình.

Khách hàng của bạn xem những trang nội dung nào, ở lại bao lâu. Họ làm gì trước khi quyết định đến trang mua hàng.

Có một số lượng đáng kể người dùng đi trực tiếp từ trang “Sản phẩm” của bạn đến trang “Trợ giúp” không?

Tốt nhất bạn nên theo dõi thường xuyên những hành vi đó để có cách tối ưu hành trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …