Skip to main content

Quảng cáo âm thanh là gì? Cơ hội nào cho các Marketers

20 Tháng Mười, 2022

Cùng tìm hiểu một số nội dung xoay quanh chủ đề quảng cáo âm thanh (Audio Advertising) như: quảng cáo âm thanh là gì, lợi ích và cơ hội cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh và hơn thế nữa.

quảng cáo âm thanh là gì
Quảng cáo âm thanh là gì? Cơ hội nào cho các Marketers

Với sự phổ biến ngày càng lớn của quảng cáo âm thanh, phương thức quảng cáo này có thể cung cấp nhiều cơ hội mới cho thương hiệu trong việc thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu và độ tiếp cận.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Quảng cáo âm thanh là gì?
  • Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số là gì?
  • Âm thanh kỹ thuật số là gì?
  • Tại sao lại là Âm thanh trong Quảng cáo.
  • Những cơ hội mới cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh có lập trình là gì?
  • Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như quảng cáo âm thanh.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Quảng cáo âm thanh là gì?

Quảng cáo âm thanh là một hình thức Quảng cáo, thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

Theo WARC (Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới), có một khoảng cách lớn giữa thời gian người dùng dành cho âm thanh và mức chi tiêu của các thương hiệu cho quảng cáo, chỉ một phần nhỏ của ngân sách Marketing tổng thể được chi cho quảng cáo âm thanh so với các hình thức quảng cáo phổ biến khác.

Quảng cáo âm thanh là một cơ hội lớn cho các thương hiệu.

Vào năm 2021, quảng cáo âm thanh kỹ thuật số đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 57,9% lên mức 4,9 tỷ USD chỉ riêng ở thị trường Mỹ.

Theo dự báo, vào cuối năm 2023, con số này sẽ đạt mức 10 tỷ USD toàn cầu.

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số là gì?

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số là khái niệm đề cập đến quá trình chèn quảng cáo vào các nội dung âm thanh kỹ thuật số (chủ yếu trên môi trường intrenet) để tiếp cận người nghe chính là những khách hàng mục tiêu.

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số cho phép các nhà quảng cáo kết nối với khán giả trong khi họ đang thưởng thức nội dung âm thanh họ yêu thích, đó có thể là âm nhạc, podcast hoặc chương trình radio kỹ thuật số.

Ví dụ, với quảng cáo âm thanh trên nền tảng Spotify, nhà quảng cáo sẽ có một số tuỳ chọn quảng cáo như:

  • Quảng cáo âm thanh. Các quảng cáo này có thời lượng 30 giây và phát giữa các bài hát.
  • Quảng cáo podcast. Những quảng cáo này thường dài từ 30 đến 60 giây. Chúng thường phát trong podcast và có thể được đọc bởi người dẫn chương trình (Host) hoặc diễn viên lồng tiếng.

Âm thanh kỹ thuật số là gì?

Âm thanh kỹ thuật số bao gồm bất kỳ loại âm thanh nào được nghe trên các nền tảng kỹ thuật số với sự hỗ trợ của kết nối internet.

Digital Audio có một số loại chính bao gồm:

  • Âm thanh đã tải xuống, như bài hát, album và podcast.
  • Âm thanh phát trực tiếp, ví dụ như các chương trình phát sóng từ các đài phát thanh hay các buổi trò chuyện trực tiếp trên các nền tảng như Spotify Greenroom.
  • Âm thanh theo yêu cầu (On-demand audio) như âm nhạc, podcast, chương trình trò chuyện, radio hay video âm thanh.

Nhờ các thiết bị như điện thoại thông minh, loa thông minh và tai nghe không dây, người nghe có thể thưởng thức âm thanh kỹ thuật số trong hầu hết mọi môi trường và ở bất cứ nơi đâu họ muốn.

Tại sao lại là Âm thanh trong Quảng cáo.

Trong thế giới quảng cáo hiện tại, thương hiệu rõ ràng là vô số các phương thức hay định dạng quảng cáo khác nhau, những thứ có thể được thử nghiệm và tối ưu cho các mục tiêu riêng của từng thương hiệu.

Quảng cáo âm thanh với bản chất vốn có của nó là thứ “ít xâm phạm” vì không trực quan, do đó chúng khá gần gũi và khiến cho người nghe có cảm giác được đắm chìm (immersive experience).

Nó dễ dàng thúc đẩy việc kể chuyện thương hiệu (Storytelling) khi mọi thông điệp quảng cáo của thương hiệu được họ tiếp nhận một cách từ từ, đây cũng chính là sự khác biệt so với các định dạng quảng cáo trực quan khác như quảng cáo Facebook hay Quảng cáo TikTok.

Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng âm thanh là phương tiện hay định dạng nội dung (Content Type) truyền thông phong phú nhất có thể kích hoạt khả năng ghi nhớ, sự tin cậy và cả kết nối.

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số tạo ra nhiều tương tác và kích hoạt cảm xúc hơn các hình thức truyền thông khác.

Một nghiên cứu của Spotify và Neuro-Insight cho thấy âm thanh kỹ thuật số có nhiều khả năng thu hút bộ nhớ dài hạn hơn, tăng cường độ cảm xúc tốt hơn so với bất kỳ định dạng nào khác như TV, mạng xã hội hoặc video kỹ thuật số.

Một nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra rằng mức độ tương tác với quảng cáo tăng lên sau mỗi lần hiển thị âm thanh, con số này đúng trên nhiều ngành nghề, nền tảng và thể loại khác nhau.

Có một điểm rất đáng lưu ý ở đây là, tuỳ thuộc vào từng nền tảng và thiết bị khác nhau, người dùng (người nghe) sẽ bị tác động và phản ứng theo những cách khác nhau.

Ví dụ: khoảng một nửa số chủ sở hữu loa thông minh (loa bluetooth) có khả năng phản hồi tích cực với quảng cáo thông qua các thiết bị này (theo số liệu từ Báo cáo âm thanh thông minh năm 2022 của NPR và Edison Research.)

Trong số những người đã nghe quảng cáo trên loa thông minh, 53% cho biết họ sẽ phản hồi, trong khi 48% cho biết họ có xu hướng phản hồi tốt hơn với các quảng cáo trên loa thông minh so với quảng cáo từ một thiết bị hay nền tảng khác.

Những cơ hội mới cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh có lập trình là gì?

Những cơ hội mới cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh có lập trình là gì?
Những cơ hội mới cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh có lập trình là gì?

Bằng cách sử dụng quảng cáo âm thanh có lập trình, tức thương hiệu thực hiện việc mua bán và chạy quảng cáo âm thanh một cách tự động.

Cũng giống như với quảng cáo video và hiển thị (display), quảng cáo âm thanh có lập trình cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận theo hướng dữ liệu (Data driven Marketing) để từ đó tạo ra các hiệu suất quảng cáo và chuyển đổi tốt hơn.

Đây là một quy trình tự động và liền mạch từ việc vận hành, nhắm mục tiêu, đo lường, tối ưu và cung cấp cho các nhà quảng cáo khả năng phân phối quảng cáo tới các chương trình và nội dung phù hợp nhất (theo thời gian thực).

Có một điểm khác biệt cũng như là cơ hội cho các thương hiệu đó là, không giống như các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, quảng cáo âm thanh có lập trình cho phép mua quảng cáo tập trung vào các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể thay vì tập trung vào nội dung hay vị trí (placement) như các nhà quảng cáo vẫn làm.

Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như quảng cáo âm thanh.

Như đã phân tích ở trên, với tư cách là những người làm marketing, thương hiệu hay quảng cáo, bạn không ngừng tìm kiếm và tối ưu các phương thức quảng cáo mới nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như thúc đẩy chuyển đổi.

Khi các nền tảng quảng cáo như mạng xã hội, tìm kiếm hay hiển thị hình ảnh đã trở nên quá quyen thuộc hay thậm chí là quá tải với người dùng, bạn cần tìm một phương thức mới tiềm năng hơn, Audio Ads hay quảng cáo âm thành nên là một trong số đó.

Bên cạnh đó, nhờ những sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chẳng hạn như giọng nói tổng hợp theo các loại nội dung cụ thể, điều này có thể giúp tăng mức độ biểu cảm của âm thanh nhiều hơn, quảng cáo âm thanh kỹ thuật số khi này sẽ trở nên hợp lý hơn và tốt hơn.

Kết luận.

Với tư cách là Marketer, bạn cần đảm bảo rằng mình luôn dành một phần ngân sách marketing (dù là nhỏ) để liên tục thử nghiệm các kênh mới, bằng cách hiểu quảng cáo âm thanh là gì, cũng như các tiềm năng đi kèm, giờ đây bạn có thể bắt đầu thử nghiệm các ý tưởng mới của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …