Skip to main content

Tại sao các quốc gia như Việt Nam ít bị tác động bởi AI (trí tuệ nhân tạo)

31 Tháng Ba, 2023

Trước làn sóng AI, khi các ứng dụng chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, cùng với đó là nhiều thách thức liên quan đến việc nhiều công việc sẽ bị AI thay thế (hoặc suy giảm vì AI), nhiều người tự hỏi Việt Nam hay các quốc gia châu Á khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, mức độ nghiêm trọng ra sao.

Về mặt tổng thể các nghiên cứu từ Harvard Business Review thể hiện rõ rằng AI hay các yếu tố tự động hoá khác sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến các quốc gia phát triển (Advanced economies, Developed Country), các nền kinh tế mạnh về công nghiệp.

Ngược lại với các nền kinh tế Nông Nghiệp như Việt Nam, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (Emerging economies, Developing Country), khi lao động chân tay vẫn chiếm tỷ trọng lớn, và công nghiệp chưa phát triển thì AI ít có tác động hơn.

Dưới đây là chi tiết các lý do khiến Việt Nam ít bị tác động bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp vốn cần nhiều người lao động (labor-intensive industries) như sản xuất, dệt may hay nông nghiệp.

Hiện những ngành này vẫn chưa được tự động hóa hoàn toàn và vẫn cần một lượng đáng kể nguồn lao động là con người, do đó tác động của AI hay tự động hoá đối với tình trạng mất việc làm là tương đối thấp.

Thứ hai, Việt Nam đã và đang trong giai đoạn tập trung phát triển các kỹ năng con người như sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, AI hay tự động hoá ít có sức ảnh hưởng đến các kỹ năng này.

Điều này cũng có nghĩa là lực lượng lao động tại Việt Nam cần được trang bị nhiều kỹ năng hơn, hoàn thiện nhanh các kỹ năng cơ bản để thích ứng với những thay đổi công nghệ mới, đồng thời có thể tìm thấy cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực mới nổi như công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

Thứ ba, chi phí lao động tương đối thấp và nguồn cung công nhân lành nghề cao của Việt Nam đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập các hoạt động sản xuất và gia công.

Điều này đã tạo ra một nhu cầu đáng kể về nguồn lao động là con người, ngay cả khi tự động hóa và trí tuệ nhân tạo tiếp tục phát triển thì điều này vẫn ít bị thay đổi.

Ngoài ra, cũng có một số lý do khác khiến các quốc gia đang phát triển như Việt Nam ít bị tác động bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

  • Nhân khẩu học:

Việt Nam có dân số trẻ và đang tăng nhanh với độ tuổi lao động trung bình chỉ 30 tuổi. Điều này có nghĩa là có một lượng lớn người lao động tiềm năng tham gia vào thị trường việc làm mỗi năm giúp bù đắp các nguy cơ mất việc làm do AI. Các quốc gia có dân số già hơn sẽ tập trung nhiều vào AI hơn do thiếu nguồn lao động.

  • Quy mô doanh nghiệp:

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam), có đến hơn 98% các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), các doanh nghiệp này ít có khả năng áp dụng các công nghệ tự động hóa tiên tiến ví dụ như AI. Điều này có nghĩa là tác động của AI đối với tình trạng mất việc làm hay thay thế người lao động là tương đối thấp.

  • Thiếu cơ sở hạ tầng:

Việt Nam vẫn tụt hậu so với nhiều nước phát triển khác về cơ sở hạ tầng, bao gồm cả khả năng truy cập Internet tốc độ cao, điều này hạn chế đáng kể việc triển khai các công nghệ AI trong một số ngành.

Nhìn chung, mặc dù trí tuệ nhân tạo và tự động hóa dự kiến sẽ có tác động đến lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm tới, tuy nhiên với bối cảnh nhân khẩu học và kinh tế hiện tại, sức ảnh hưởng tạo ra sẽ khá ít.

Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác có thể khiến việc ứng dụng AI vào Việt Nam gặp nhiều trở ngại hơn.

  • Về văn hóa:

Văn hóa Việt Nam chú trọng mạnh mẽ vào các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và tương tác trực tiếp, điều này khiến việc tự động hoá hay tích hợp AI vào các hoạt động cụ thể sẽ khó hơn. Trong nhiều ngành nghề, nhà tuyển dụng cũng yêu cầu người lao động phải tương tác trực tiếp, chẳng hạn như khách sạn, dịch vụ du lịch hay bán lẻ, những ngành ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi AI.

  • Chú trọng vào các công việc kỹ năng thấp:

Nhiều công việc phổ biến ở Việt Nam là những công việc kỹ năng thấp (low-skill jobs), khó tự động hóa, chẳng hạn như xây dựng, vận chuyển và giúp việc gia đình. Mặc dù những công việc này có thể ít sinh lợi hơn so với những công việc đòi hỏi kỹ năng cao (high-skill jobs), chúng lại ít có khả năng bị thay thế bởi tự động hóa hay AI, ít nhất là trong tương lai gần.

  • Tập trung vào nguồn lao động chi phí thấp (nhân công giá rẻ).

Sau Trung Quốc hay Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các công ty lớn toàn cầu như Apple, Google, Intel… muốn làm nơi để sản xuất và gia công vì chi phí lao động thấp và nguồn lao động trẻ dồi dào.

Mặc dù điều này dẫn đến một số lo ngại về tác động của tự động hóa đối với người lao động Việt Nam, nhưng nó cũng tạo ra một số lượng đáng kể việc làm ít có khả năng được tự động hóa thay thế trong ngắn hạn.

Nhìn chung, mặc dù trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có khả năng tác động đến lực lượng lao động ở Việt Nam trong dài hạn, nhưng với bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế hiện có, tác động có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…