Xu hướng: 5 công nghệ của ngành ngân hàng năm 2022
Bước sang năm 2022, những công nghệ ngân hàng nổi lên sẽ gồm chatbot, máy học, thanh toán P2P, khởi tạo khoản vay số.
Quan sát từ Fintech Snark Tank: Dành cho những độc giả cảm thấy lạ lẫm với Fintech Snark Tank, đây là danh sách đăng ký thường niên theo hướng Deep Throat để xếp hạng công nghệ ngân hàng.
Thuật ngữ này từ bộ phim All The President’s Men, hai nhân vật Woodward và Bernstein gặp người cung cấp thông tin được gọi là “Deep Throat” tại bãi đậu xe. Người đó đã nói họ nên “theo dấu đồng tiền”.
Những công nghệ thực sự nóng nhất trong lĩnh vực ngân hàng chính là những lĩnh vực mà tổ chức tài chính đầu tư vào, không nhất thiết phải là thứ các nhà phân tích thảo luận.
Vào cuối năm 2015, Cornerstone Advisors đã làm khảo sát các tổ chức tài chính để tìm ra công nghệ ngân hàng sẽ như thế nào trong nhiều năm tiếp theo.
Nghiên cứu The What’s Going On in Banking (Tình hình của Lĩnh vực Ngân hàng) 2022 hé lộ một vài quá trình chuyển đổi công nghệ tập trung vào trong những năm tới.
Những công nghệ thu hút nhất trong lĩnh vực ngân hàng.
Danh sách tốp 5 năm 2020 và 2021 phản ánh sự thay đổi nhỏ từ những ưu tiên qua từng năm, khi bao gồm cùng loại công nghệ trong danh sách của cả hai năm, nhưng chỉ có đôi khác biệt về thứ tự.
Với năm 2022, danh sách bổ sung thêm ba công nghệ mới là chatbot (robot trò chuyện tự động), máy học và hệ thống khởi tạo khoản vay số.
Mở tài khoản số.
Bước sang năm 2022, vậy tại sao lĩnh vực này lại mất nhiều thời gian để tiến hành mở tài khoản số đến như vậy? Quá trình này phải được thực hiện nhiều năm trước đó, vì đây không phải là khoa học tên lửa.
Theo Alex Johnson, giám đốc Fintech Research tại Cornerstone Advisors và tác giả của bản tin email Fintech Takes: “Các tổ chức tài chính đặt quá nhiều tầm quan trọng vào mở tài khoản số, như thể đem lại một trải nghiệm tốt sẽ thu hút khách hàng bằng một cách nào đó. Đây là điều vô lý. Đặt một lớp sơn mới ở phía trước cửa hàng mỗi năm sẽ không nâng doanh thu lên, nếu khách hàng không thích sản phẩm bạn đang bán”.
Chatbot: Công nghệ mỗi ngân hàng nên có.
Hướng đến năm 2022, một trong bốn kế hoạch được những tổ chức tài chính đầu tư hoặc triển khai là chatbot. Đến nay, chỉ có 18% ngân hàng và tổ chức tín dụng đã đầu tư vào chatbot.
Việc này mất khá nhiều thời gian, tuy vậy, ngành công nghiệp đang tiến gần đến hiện thực hóa hay nói vĩ mô hơn là AI trò chuyện đã trở thành một yếu tố cạnh tranh thiết yếu. Dưới đây là ba yêu cầu tác động đến nhu cầu dành cho chatbot:
Chất lượng quy trình. Tỷ lệ từ bỏ ứng dụng sản phẩm số trong lĩnh vực ngân hàng đang ở mức rất cao. Còn rắc rối hơn là chỉ có số ít những tổ chức theo kịp với việc ứng dụng trong kinh doanh hiện nay. Đây là điều không thể chấp nhận được. Ngân hàng cần phải đưa chatbot thành yếu tố quan trọng cho quy trình kinh doanh (như mở tài khoản số), không chỉ đơn thuần như công cụ tạo doanh thu và dịch vụ.
Dữ liệu. Nỗ lực mã hóa và lưu trữ dữ liệu được thu thập từ tương tác với con người, kể cả dữ liệu từ nhấp chuột vẫn chưa hoàn thiện, nên những ứng dụng khác không thể truy cập vào để có thể hưởng lợi từ dữ liệu và khó phân tích. Dữ liệu thu thập từ tương tác của chatbot có thể khắc phục những vấn đề này. Các ngân hàng cần phải xem chatbot là một phần trong chiến lược quản lý dữ liệu, không chỉ về doanh thu và dịch vụ.
Cá nhân hóa. Rất nhiều ngân hàng cho rằng quá trình cá nhân hóa là tin nhắn được cá nhân hóa. Ngân hàng số nắm rõ một quá trình cá nhân hóa tốt đòi hỏi cuộc trò chuyện được cá nhân hóa. Họ vẫn gặp khó khăn, tuy vậy, với thu về dữ liệu để đem lại cá nhân hóa tốt và mở ra cơ hội cá nhân hóa cuộc trò chuyện.
Chú ý vào công nghệ máy học (Machine Learning).
Chúng ta nghe rất nhiều về trí tuệ nhân tạo (AI), cụ thể hơn là máy học sẽ chuyển đổi ngành ngân hàng. Đến nay, chỉ có số ít tổ chức tài chính tầm trung, 12% ngân hàng và tổ chức tín dụng triển khai những loại công nghệ này.
Tuy vậy, mọi thứ đang thay đổi. Một trong bốn kỳ vọng mà ngân hàng và tổ chức tín dụng đầu tư là công cụ máy học và các loại công nghệ trong năm 2022. Hai trường hợp sau tác động đến sự gia tăng này:
Mô hình hóa tín dụng. Theo một nghiên cứu từ Cornerstone Advisors vào năm 2022 phát hiện, 20% tổ chức tài chính với hơn 1 tỉ USD tài khoản có kế hoạch đầu tư đáng kể hoặc tham gia vào đối tác chiến lược cho mô hình tín dụng mới và công cụ đưa ra quyết định tiên tiến.
Gian lận và rủi ro quản lý. Trong nghiên cứu của Cornerstone năm 2022, tỷ lệ ngân hàng và ban điều hành tổ chức tín dụng đưa ra tình trạng gian lận, rủi ro và mối lo ngại về an ninh mạng đã tăng vọt so với năm 2021. Nhiều công ty đang hướng đến công cụ máy học và công nghệ hỗ trợ kiểm soát những rủi ro này.
Vậy điều gì đã kiềm chân ngân hàng lại? Theo lý giải từ McKinsey:
“Mô hình máy học gia tăng một vài yếu tố về mặt rủi ro. Nhiều ngân hàng đã kiểm tra framework (khung phần mềm) và cách thực hiện để đánh giá và giảm thiểu rủi ro liên quan đến mô hình truyền thống. Song lại thường không đủ trong việc giải quyết những rủi ro về mô hình máy học”.
Những công cụ và ứng dụng từ những công ty như Zest.ai và ComplyAdvantage đang giúp cho ngân hàng giải quyết khó khăn trên, đưa máy học vào tốp 5 công nghệ trong năm 2022.
Thanh toán P2P (mạng ngang hàng): Thúc đẩy làn sóng thanh toán nhanh hơn.
Mặc dù chỉ 15% tổ chức tài chính triển khai thanh toán theo thời gian thực, nhưng 28% tổ chức dự kiến ra mắt vào năm 2022, cùng với 26% tổ chức khác vào năm 2023.
Hình thức thanh toán P2P là ứng dụng hàng đầu cho chương trình thanh toán nhanh hơn của các tổ chức tài chính.
Tiềm năng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thanh toán P2P từ việc ra mắt CHUCK™, một mạng mở cho thanh toán tức thời từ tập đoàn ngân hàng Alloy Labs Alliance. Hệ thống mạng này sẽ giúp khách hàng:
“Chuyển tiền từ ứng dụng ngân hàng (trên máy tính hoặc điện thoại) và cho phép người nhận lựa chọn số tiền đưa đến đâu, gồm một vài mạng lưới thanh toán nổi tiếng.
Hiện nay, các tổ chức tài chính đưa ra lựa chọn về khả năng thanh toán tức thời và không phải sử dụng mạng đóng hạn chế và tốn kém”.
Mạng lưới mới được tích hợp vào ứng dụng ngân hàng di động của nền tảng ngân hàng sẽ giảm nhu cầu của khách hàng về chuyển tiền giữa các ứng dụng hay đăng nhập vào tài khoản ngân hàng để kiểm tra số dư chỉ dành cho chuyển tiền từ ứng dụng khác.
Khởi tạo khoản vay số: Muộn còn hơn không.
Vào tháng 5.2018, Daryl Jones, giám đốc cấp cao của Cornerstone Advisors đã viết:
“Vay vốn số là tương lai, và khả năng nắm bắt hiệu quả và hỗ trợ người vay thông qua quy trình vay vốn là điều quan trọng.
Tuy vậy, động lực của ngân hàng và tổ chức tín dụng trong việc chuyển đổi sang những nền tảng này lại không vững chắc như nhiều người nghĩ”.
Với số lượng giao dịch ký gửi tăng lên, ngành ngân hàng một lần nữa chuyển sự tập trung sang vay vốn. Hệ thống khởi tạo khoản vay số đã lọt vào tốp 5 trong danh sách này. Một tin tốt dành cho những công ty công nghệ như Numerated, Blend và Boss Insights.
Biên dịch: Minh Tuấn
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Forbes