Skip to main content

Year in Search: 5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

13 Tháng Tư, 2022

Year in Search là báo cáo xu hướng tìm kiếm thường niên của Google nhằm mục tiêu khám phá các xu hướng tìm kiếm và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam
5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

Trong năm qua, Việt Nam chào đón 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, hơn một nửa trong số đó đến từ những khu vực nằm ngoài các thành phố lớn.

Trong báo cáo Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2020, Google đã chỉ ra cách mọi người trên toàn quốc đang sống cùng kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết. Báo cáo năm 2021 càng cho thấy sự bền vững của những thay đổi trong hành vi này.

Trong khi việc thấu hiểu người tiêu dùng là vai trò nền tảng quan trọng nhất của mỗi người làm marketing, làm thế nào để nắm bắt được giá trị cốt lõi của hàng tỷ từ khoá với hàng tỷ lượt tìm kiếm diễn ra hằng năm?

Advertisement

Báo cáo Year in Search: Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2021 của Google dựa trên những lượt tìm kiếm ẩn danh để xác định 5 xu hướng chủ đạo của người dùng Việt Nam.

Những insights có được từ báo cáo là nguồn cảm hứng để Marketers xây dựng và tối ưu các kế hoạch truyền thông Marketing của mình.

  • Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.
  • Nhìn nhận lại cuộc sống.
  • Rút ngắn những khoảng cách.
  • Tìm kiếm sự thật.
  • Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.

Năm 2021, làn sóng chuyển sang thế giới số tiếp tục diễn ra tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Người tiêu dùng lên mạng để tiếp cận các dịch vụ bị gián đoạn do các cửa hàng truyền thống đóng cửa.

Nhưng 2021 cũng là năm cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số. Khối lượng lượt tìm kiếm trực tuyến gia tăng vào năm 2021 cho thấy rất nhiều người tiêu dùng mới không chỉ bắt đầu tiếp xúc với thế giới trực tuyến mà còn mạnh dạn kết hợp kỹ thuật số vào lối sống của mình.

Advertisement

2021 là một năm khó khăn của Việt Nam với gần 5 tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19. Những người tiêu dùng đã quen với thế giới số tiếp tục chọn sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

Tại Việt Nam, 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ vẫn có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm số hóa.

Tổng giá trị hàng hóa (Gross Merchandise Volume – GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 21 tỷ đô la Mỹ, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử (eCommerce).

Advertisement

Nhìn nhận lại cuộc sống.

Trong hai năm qua, con người đã phải trải qua nhiều thay đổi trên cả phạm vi toàn cầu và địa phương.

Khi cố gắng đón nhận những ẩn số mới trong cuộc sống, mọi người cũng sẽ nhìn nhận lại lối sống trước đây, những điều quen thuộc và sự thoải mái trong thói quen hằng ngày.

Trong một cuộc khảo sát gần đây, một nửa số người tiêu dùng được khảo sát ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết dịch bệnh đã thúc đẩy họ đánh giá lại điều gì là quan trọng trong cuộc sống.

Những thay đổi rõ ràng nhất trong ưu tiên của họ là về cách quản lý tài chính và tiết kiệm, thời gian cho người thân và bạn bè, ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn và tinh thần tự thưởng cho chính mình.

Advertisement

Sức khỏe tinh thần được dự đoán sẽ là tâm điểm chú ý của mọi người vào năm 2022. Mọi người sẽ dần bắt đầu chấp nhận cảm xúc thật của mình và dành nhiều thời gian để cảm nhận chúng.

Từ những thay đổi nhỏ hằng ngày đến những quyết định quan trọng hơn trong cuộc sống, những nội dung tìm kiếm cho thấy rằng mọi người đang nhìn nhận cuộc sống và đánh giá xem những lựa chọn của mình có phù hợp với những gì thực sự quan trọng hay không.

Do vậy, các thương hiệu cần phải nghiên cứu và thấu hiểu những sự thay đổi phổ biến và đáng kể ở người tiêu dùng. Những thay đổi về giá trị cốt lõi và ưu tiên trong cuộc sống thường là những chỉ báo quan trọng phản ánh hành vi của người tiêu dùng.

Khi mọi người cố gắng thiết lập lại cuộc sống, các doanh nghiệp có cơ hội kết nối lại với người tiêu dùng. Làm cách nào để thuyết phục khách hàng tiếp tục ủng hộ thương hiệu của bạn trong bối cảnh cuộc sống mới của họ?

Advertisement

Làm thế nào để người dùng thấy rằng giá trị thương hiệu của bạn phù hợp với những ưu tiên mới mà họ hướng đến?

Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ nên tập trung vào khách hàng. Khi nhiều người ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đánh giá lại sự nghiệp của họ thì sự hài lòng và sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của nhân viên nên là những ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài.

Đồng thời, với việc Gen Z đang tạo nên làn sóng mới những chuyên gia trẻ gia nhập lực lượng lao động tại Việt Nam, đây cũng là cơ hội để các thương hiệu thấu hiểu niềm đam mê và thu hút họ.

Rút ngắn những khoảng cách.

Các biến thể COVID-19 mới xuất hiện chứng tỏ rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc. COVID-19 vẫn là mối quan ngại hàng đầu của mọi người. Người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn cảnh giác khi tiếp xúc gần với người khác.

Advertisement

Trên thực thế, người dân ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam thận trọng hơn khi tiếp tục các hoạt động bình thường so với mức trung bình toàn cầu.11 Tuy vậy, nỗi sợ về việc tiếp tục các hoạt động tiếp xúc trực tiếp không loại bỏ được nhu cầu cơ bản của con người về các mối quan hệ cá nhân và cảm giác thân thuộc.

Số lượt tìm kiếm trực tuyến ngày càng tăng chỉ ra rằng bất chấp khoảng cách địa lý, mọi người sẽ tiếp tục tìm ra những cách mới để kết nối và ngày càng cởi mở hơn với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số để làm điều này.

Khi thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số để hình thành các kết nối có ý nghĩa giữa con người với nhau, các thương hiệu cần thoát khỏi tư duy coi các nền tảng kỹ thuật số như các kênh chức năng thuần túy hoặc chỉ là một kênh tiếp xúc trực tuyến. Thay vào đó, hãy xem xét cách bạn có thể nhận được giá trị lâu dài hơn từ việc kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình trên mạng.

Trong lĩnh vực Marketing, chúng ta thường nói phương tiện là thông điệp. Nhưng điều này không có nghĩa là một kênh cần phải đảm nhiệm tất cả các công việc khó khăn và phức tạp. Làm cách nào để đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận được những người ở bên kia mỗi chiến lược kênh?

Advertisement

Quan trọng hơn, với tư cách một thương hiệu, bạn có thể làm gì để tạo điều kiện cho những mối quan hệ tốt đẹp, sâu sắc và có ý nghĩa hơn cho người tiêu dùng?

Tìm kiếm sự thật.

Năm 2021, đại dịch càng làm bộc lộ những hậu quả nghiêm trọng của các nội dung sai lệch khiến chính phủ các quốc gia trong khu vực phải ban hành luật chống tin tức giả. Đồng thời, công chúng cũng nhận thức rõ hơn về sự lan truyền của thông tin sai lệch.

86% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tỏ ra lo ngại trước những tin tức sai sự thật. Người tiêu dùng, đặc biệt là Gen Z ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về sự tồn tại của cả thông tin thật và thông tin giả trên Internet.

Mọi người không chỉ hiểu biết hơn về những gì họ thấy trên Internet, mà còn sẵn sàng chủ động tìm kiếm thông tin chính xác theo mong muốn của bản thân.

Advertisement

Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Để vượt qua những sự bất bình đẳng này, mọi người lên mạng để tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và cộng đồng của họ.

Nội dung họ tìm kiếm, bao gồm nhiều chủ đề từ trợ cấp thất nghiệp đến các vấn đề về phân biệt đối xử, đã phản ánh mối quan tâm ngày càng lớn của họ đối với các vấn đề xã hội. Thật không may, không phải tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận bình đẳng đến các hệ thống hỗ trợ mà họ cần.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng của thế giới vào công nghệ có nghĩa là việc trang bị cho những người có ít đặc quyền tiếp cận các giải pháp kỹ thuật số hơn là điều tối quan trọng.

Các yếu tố như khả năng truy cập Internet không ổn định, không có kiến thức kỹ thuật và rào cản ngôn ngữ có thể cản trở mọi người tham gia thế giới mạng và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng mà họ đang phải trải qua.

Advertisement

Trên thực tế, sự gia tăng trong số lượt tìm kiếm trực tuyến về phiên dịch sang tiếng bản địa, cách kiểm tra tốc độ Internet và thậm chí là dịch vụ Internet miễn phí cho thấy một bộ phận ngày càng tăng trong xã hội đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp tốc độ phát triển.

Khi các thành phố đóng cửa trong giai đoạn đại dịch, hàng triệu người dân di cư trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương phải trở về nhà và nhiều người trong số họ là ở các vùng nông thôn.

Tuy vậy, chính quá trình di cư kỹ thuật số quy mô lớn này đã thúc đẩy nhiều người dùng ở các khu vực không phải các thành phố lớn ở Châu Á Thái Bình Dương chuyển sang thế giới số.

Điều này đòi hỏi hệ sinh thái kỹ thuật số phải đẩy nhanh việc phát triển và bổ sung các giải pháp ngôn ngữ địa phương, hỗ trợ giọng nói và video để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.

Advertisement

Bạn có thể xem thêm chi tiết báo cáo của Google tại: Google Year in Search.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement