Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba
Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.
Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.
Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?
Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”
Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.
Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.
Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.
Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.
Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.
Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.
Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.
Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.
Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.
Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.
Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.
Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.
Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.
Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.
Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.
Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.
Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.
Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.
Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.
Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent platforms).
Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.
Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”
Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.
Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen