Skip to main content

Facebook bị kiện và phải đối mặt với nguy cơ bán Instagram và WhatsApp

10 Tháng Mười Hai, 2020

Facebook cùng lúc đối mặt hai vụ kiện vì vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp trong quá khứ.

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và liên minh các Tổng chưởng lý từ 48 bang và vùng lãnh thổ tại Mỹ đã đâm hai đơn kiện riêng biệt chống lại Facebook vào hôm 9/12.

Vụ kiện nhằm vào hai vụ thâu tóm lớn của Facebook là Instagram và WhatsApp. Cả hai vụ kiện đều tìm kiếm biện pháp xử lý cho hành vi bị cho là phản cạnh tranh, có thể dẫn đến việc Facebook phải thoái vốn tại hai ứng dụng.

Advertisement

Faceboook phản bác lại vụ kiện, cho rằng Ủy ban đã không nhắc tới việc chính họ là người thông qua các vụ mua bán này vài năm trước.

Vụ kiện tập trung chủ yếu vào lịch sử mua lại hoặc nỗ lực mua lại công ty nhỏ hơn của Facebook. Facebook bị tố cáo lợi dụng sức mạnh thị trường để chèn ép đối thủ tiềm năng trước khi họ có thể trở thành đối thủ thực sự.

Ngoài mua lại Facebook và Instagram, vụ kiện của FTC còn chỉ ra nỗ lực trước đây của Facebook để mua một số mạng xã hội khác như Twitter, WhatsApp.

Như vậy, chiến lược thâu tóm của Facebook làm hại đến đối thủ và các nhà quảng cáo phụ thuộc vào nền tảng để tiếp cận lượng khán giả lớn do chỉ còn ít lựa chọn.

Advertisement

Đơn kiện của FTC

FTC cáo buộc Facebook tham gia vào chiến lược có tính hệ thống để loại bỏ nguy cơ đối với vị thế độc quyền của mình, trong đó có hai vụ mua lại Instagram năm 2012 với giá 1 tỷ USD và WhatsApp năm 2014 với giá 19 tỷ USD. Đơn kiện tố cáo Facebook độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân tại Mỹ.

Như một phần của vụ kiện, FTC muốn xin lệnh cấm vĩnh viễn, có thể đẫn đến việc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp. Ngoài ra, FTC muốn cấm Facebook áp đặt những điều kiện phi cạnh tranh đối với các nhà phát triển phần mềm bên thứ ba.

“Từ khi vượt qua đối thủ ban đầu Myspace và đạt quyền lực độc quyền, Facebook chuyển sang phòng thủ thông qua các biện pháp phi cạnh tranh”, FTC viết trong đơn kiện.

“Sau khi xác định hai nguy cơ cạnh tranh lớn với vị trí độc quyền của mình – Instagram và WhatsApp, Facebook quyết định loại bỏ bằng cách mua lại những công ty này, phản ánh quan điểm của CEO Mark Zuckerberg, thể hiện trong email năm 2008, đó là “mua tốt hơn là cạnh tranh””.

Advertisement

Đơn kiện của FTC cũng nhắc lại Facebook đã từng thử nhưng thất bại với Twitter và Snapchat.

Bên cạnh đó, thông qua kiểm soát Instagram và WhatsApp, Facebook đã ngăn hai ứng dụng này “ăn thịt” ứng dụng Facebook chính. Facebook vẫn buộc WhatsApp chỉ cung cấp dịch vụ nhắn tin cá nhân thay vì trở thành một nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cá nhân, hạn chế quảng bá WhatsApp tại Mỹ.

Đơn kiện của các bang

Dù các bang và FTC hợp lực trong cuộc điều tra, liên minh các bang dẫn đầu bởi Tổng chưởng lý New York Letitia James quyết định nộp đơn kiện riêng. Số bang cùng tham gia kiện Facebook lớn hơn so với vụ kiện chống lại Google.

Đơn kiện của các bang tố cáo Facebook nắm sức mạnh độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân Mỹ, tương tự đơn kiện của FTC, và duy trì bất hợp pháp bằng cách triển khai chiến lược “mua hoặc vùi dập” đối thủ, làm ảnh hưởng đến cả người dùng và nhà quảng cáo.

Advertisement

Động cơ của Facebook, theo đơn kiện, một phần do lo sợ công ty sẽ bị tụt hậu trong những phân khúc mới quan trọng và các hãng mới nổi “xây dựng mạng lưới cạnh tranh với Facebook, có khả năng phá vỡ sự thống trị của công ty”.

Các bang khẳng định Facebook duy trì Instagram và WhatsApp như các thương hiệu độc lập để “lấp đầy khoảng trống, để họ không bị thay thế bằng một ứng dụng khác có tiềm năng xói mòn sự thống trị của Facebook”.

Các bang tố Facebook sử dụng chiến thuật loại trừ cùng với chiến lược mua lại để xác định nguy cơ cạnh tranh theo cách làm “cản trở cạnh tranh, ngăn cản đầu tư”.

Facebook bắt đầu thâu tóm với mục tiêu loại bỏ cạnh tranh và đối thủ trước cả vụ Instagram và WhatsApp. Năm 2009, công ty mua lại FriendFeed sau khi Giám đốc sản phẩm Chris Cox báo với Zuckerberg rằng sẽ là “viễn cảnh xấu” nếu FriendFeed vào tay Twitter.

Advertisement

Năm tiếp theo, Facebook mua Octazen sau khi một quan chức gợi ý làm như vậy sẽ tước đi khả năng tiếp cận dịch vụ nhập danh bạ quan trọng của đối thủ, giúp mạng xã hội phát triển.

Vụ kiện tập trung vào việc thu thập dữ liệu mà Facebook dùng để duy trì độc quyền. Đơn kiện mô tả sức mạnh của Facebook giúp công ty tạo ra những điều khoản để thu thập và sử dụng thông tin từ người dùng.

Dữ liệu Facebook thu thập dược cho phép nó tạo ra trải nghiệm để giữ chân người dùng, không chuyển sang dịch vụ khác.

Facebook gây tổn hại đến người dùng và nhà quảng cáo, doanh nghiệp cạnh tranh thông qua hành vi của mình. Chẳng hạn, nhà quảng cáo không được nhận thông tin minh bạch về giá trị mà họ nhận được từ quảng cáo cũng như thiệt hại hình ảnh từ nội dung xấu độc trên các dịch vụ Facebook.

Advertisement

Các bang muốn xin một loạt biện pháp xử lý khác nhau, bao gồm ngăn chặn Facebook thực hiện những vụ mua bán trên 10 triệu USD mà không thông báo cho các bang khiếu nại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement