Startup Việt Nam đang thiếu những Mentor thực thụ
Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.
Mentor giữ vai trò quan trọng trong hành trình của một startup. Một dự án khởi nghiệp có thể có hoặc không có Mentor.
Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu, các startup có mentor tỷ lệ thành công là 33%, các startup không có mentor tỷ lệ này chỉ là 10%. Các doanh nghiệp nhỏ có mentor thì có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm.
Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.
Đó vừa là một người đi song song với starup, không can thiệp quá sâu vào hoạt động khởi nghiệp của dự án, nhưng luôn theo dõi để dự án khởi nghiệp có hướng đi đúng và cơ hội thành công cao nhất.
Một mentor của một dự án bất kỳ thường sẽ có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực liên quan đến dự án đó.
Theo các chuyên gia, một trong nhhững nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại là không biết tìm cho mình một cố vấn khởi nghiệp, một người khổng lồ, một đại bàng để học cách cất cánh, đó chính là các mentor.
Đặc biệt, ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
“Câu hỏi startup thường tự đặt ra là có nên bỏ công việc hiện tại để khởi nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc chắn rằng con đường mình đang đi là đúng? Cần một ai đó chia sẻ những suy nghĩ đang rối lên trong đầu.
Startup không cần người tư vấn nên đi hướng nào mà cần ai đó đặt những câu hỏi giúp tự nhận ra hướng đi nào là tốt, đó là khi startupn cần một mentor”, ông Nguyễn Hữu Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương chia sẻ.
Cũng theo ông Đoan, ở những bước đường khởi nghiệp tiếp theo những vấn đề khó khăn của kinh doanh bắt đầu nảy sinh từ khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn. Đây cũng là lúc startup cần một mentor.
“Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường trực sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống, những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi startup cần một mentor”, ông Đoan nói.
Vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp khởi nghiệp và những người mới khởi nghiệp tìm mentor ở đâu ra? Trả lời câu hỏi này, ông Đoan cho rằng có thể tìm trong cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân.
Còn theo ông Phạm Duy Hiếu – CEO của Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF), ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, một startup dù còn đam mê nhưng vẫn sẽ xuất hiện khoảng chênh về niềm tin thành công của dự án.
Hoặc khi đứng giữa nhiều hướng rẽ khác nhau, startup không có kinh nghiệm sẽ dễ mất phương hướng và gặp khó trong việc lựa chọn hướng đi nào sẽ phù hợp nhất, tốt nhất. Đó là lúc cần sự hỗ trợ của một mentor.
Ông hiếu cho rằng, mentor không phải là người hỗ trợ kỹ thuật cho startup, mà là người truyền cảm hứng, tạo động lực và khơi dậy niềm tin cho startup, kích thích cho startup sáng tạo. Mối quan hệ giữa Mentor và startup là mối quan hệ tương hỗ, xây dựng trên niềm tin và kéo dài.
Mentor giúp startup phát triển bản thân và công việc trong kinh doanh. Ngược lại, startup cũng đem lại rất nhiều giá trị tích cực cho mentor của mình.
Một Mentor phải hội đủ một số tiêu chí cơ bản, có thể ví dụ như sự cam kết của mentor sẽ dành thời gian nhất định tối thiểu cho startup, kỹ năng (Mentoring Skill)….
Thực tế, tại Việt Nam, số lượng mentor là những doanh nhân thành công, những nhân vật có tầm ảnh hưởng chưa nhiều. Mạng lưới các nhà cố vấn mentor cũng còn khá rời rạc. Đây cũng là một điểm yếu và thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Huy Lâm | MarketingTrips
Theo The Leader