Skip to main content

Xu hướng mới nổi này có thể ảnh hưởng lớn đến ngành Influencer Marketing

25 Tháng Mười, 2023

Influencer Marketing trong những năm đây là một trong những phương thức làm Marketing có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong ngành Marketing nói chung. Tính đến năm 2022, giá trị thị trường của Influencer Marketing đạt hơn 16 tỷ USD.

Influencer Marketing hay nói một cách dễ hiểu hơn là phương thức sử dụng người có sức ảnh hưởng (Influencer) để gây ảnh hưởng lên những người khác (người tiêu dùng) với mục tiêu đạt được các kết quả Marketing và kinh doanh mong muốn.

Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội và công nghệ kỹ thuật số, Influencer Marketing phát triển vượng trong những năm gần đây. Theo một báo cáo mới đây của Insider Intelligence, ngân sách chi tiêu cho Influencer Marketing trong một số nhóm ngành và thương hiệu thậm chí còn vượt qua cả ngân sách chi tiêu cho các hình thức quảng cáo truyền thống khác.

Tuy nhiên, cũng như nhiều phương thức làm marketing khác, tính chu kỳ và bối cảnh cũng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của chúng. Về bản chất, việc gây ảnh hưởng đến người khác với mục tiêu bán hàng có thể không đi kèm với sự chân thật.

Những người có ảnh hưởng thường quảng cáo những sản phẩm mà họ chưa từng sử dụng qua và thậm chí là không hề tin tưởng chúng.

Khi việc tiếp cận thông tin ngày càng dễ dàng hơn và nhiều người dùng hơn nhận ra điều này, Influencer Marketing hay Tiếp thị người có ảnh hưởng có thể sẽ không còn giữ được giá trị của nó, các nền tảng mạng xã hội không còn là nơi mà người có ảnh hưởng đem lại niềm tin cho người tiêu dùng (ít nhất là với cách tiếp cận hiện tại).

Nhu cầu ngày càng cao về tính xác thực (Authentic Marketing) vừa một mặt làm cho những người có ảnh hưởng lớn (Mega Influencer) giảm sức ảnh hưởng (ít nhất là về mặt xây dựng niềm tin với khách hàng), vừa một mặt làm cho những người có ảnh hưởng nhỏ hơn (Micro Influencer) hay thậm chí là người tiêu dùng với vai trò là người có ảnh hưởng (KOC – Key Opinion Consumer/Customer) càng có sức ảnh hưởng hơn.

Những người có ảnh hưởng vi mô là những người thường có lượng người theo dõi nằm trong khoảng từ 10.000 đến 100.000. Con số này với KOC còn thấp hơn nhiều lần.

Mệt mỏi với các nền tảng mạng xã hội.

Sự mệt mỏi hay Kiệt sức trên các nền tảng mạng xã hội đề cập đến sự cạn kiệt về cảm xúc do áp lực liên tục phải duy trì những hình ảnh lý tưởng hóa. Vấn đề này ảnh hưởng đến cả những người có ảnh hưởng lẫn những người theo dõi họ.

Hành trình từ một người tiêu dùng bình thường trở thành người có ảnh hưởng đến thương hiệu bao gồm một sự thay đổi đáng kể trong tư duy, vì những người có ảnh hưởng phải duy trì tính nhất quán của thương hiệu để đảm bảo các hình ảnh tích cực. Áp lực này thường dẫn đến sự kiệt sức theo thời gian.

Mặt khác, một lượng lớn người tiêu dùng được tiếp cận với lối sống lý tưởng hóa thông qua những người có ảnh hưởng. Điều này thường buộc các cá nhân phải cố gắng bắt chước hoặc thích nghi với những lối sống này, một lần nữa nó cũng dẫn đến sự kiệt sức và những thách thức tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần trong lâu dài.

Xu hướng giảm sự ảnh hưởng có thể giải quyết những thách thức này cho cả người tiêu dùng và người có ảnh hưởng bằng cách khuyến khích những người có ảnh hưởng thoát khỏi sức ảnh hưởng mà họ cố gắng tạo ra và duy trì.

Đối với người tiêu dùng, việc giảm sự ảnh hưởng cũng mang đến một góc nhìn cân bằng và thực tế hơn về cuộc sống, họ cũng sẽ nhận được các thông tin có tính xác thực cao hơn.

Sự thay đổi về giá trị.

Theo nhận định của MarketingTrips, Marketing nói chung chưa bao giờ thoát ra khỏi các yếu tố xã hội. Sự phát triển của các giá trị xã hội đang và sẽ hướng tới sự minh bạch, trung thực và có ý thức cao hơn về tính bền vững.

Thay vì thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism) tràn lan và thói quen lãng phí chủ yếu được hình thành từ những người có ảnh hưởng. Xu hướng giảm sức ảnh hưởng lại có một vị thế đặc biệt trong việc thúc đẩy cách tiếp cận tiêu dùng bền vững.

Thay vì quảng bá các sản phẩm hoặc xu hướng mới nhất, nó nhấn mạnh việc tiêu dùng có ý thức, tính bền vững và sức ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng đến môi trường.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp hay thương hiệu?

Xu hướng giảm sức ảnh hưởng hay nói cách khác là giảm sự ảnh hưởng từ những người có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và tiêu dùng mang lại nhiều động lực mới cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kỹ thuật số.

Mặc dù nó có thể phá vỡ các phương pháp marketing vốn dựa vào hình ảnh và sự chứng thực của những người nổi tiếng, nó cũng mang đến các cơ hội kết nối với khách hàng ở mức độ chân thực hơn.

Bằng cách áp dụng các phương pháp mới, doanh nghiệp có thể khai thác những mối quan hệ chân thực mà những người có ảnh hưởng xây dựng với những người theo dõi họ, có khả năng thúc đẩy niềm tin và mức độ tương tác.

Sự nhấn mạnh vào tính bền vững cũng phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về các hoạt động (ví dụ như mua sắm) có trách nhiệm, cung cấp cho các doanh nghiệp một cơ hội để thể hiện sự cam kết với những giá trị này và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …