3 chiến lược đơn giản để nâng cao lòng trung thành của khách hàng
Cùng khám phá các chiến lược đơn giản nhưng đầy sức mạnh trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Theo các dữ liệu nghiên cứu mới đây, sau nhiều thay đổi từ bối cảnh kinh tế và sự ảnh hưởng của xu hướng (Trend) và công nghệ, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng bị thu hẹp, người tiêu dùng giờ đây sẵn sàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ nếu họ có thể mang lại những trải nghiệm, giá bán hay các yếu tố khác tối ưu hơn.
Vì được trao quyền nhiều hơn, có trong tay nhiều dữ liệu hơn, người tiêu dùng có khả năng (và dễ dàng) tìm kiếm những doanh nghiệp mà họ có thể tin tưởng được, phù hợp hơn với họ và nhiều hơn thế nữa.
Điều này đặc biệt đúng Gen Y và Gen Z là đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, những người luôn đề cao các giá thị thực, trách nhiệm xã hội hay sự uy tín của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ giờ đây của những người làm marketing là xây dựng những chiến lược và chiến thuật tiếp cận mới để nâng cao hơn nữa trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng.
Dưới đây là một số cách mà marketer có thể tham khảo.
1. Cung cấp các trải nghiệm tùy chỉnh (cá nhâ hoá).
Một trong những cách thức hiệu quả nhất để xây dựng niềm tin với khách hàng là tạo ra những trải nghiệm tùy chỉnh hay cá nhân hoá dựa trên các dữ liệu cá nhân mà doanh nghiệp có được từ khách hàng.
Điều này không chỉ làm tăng giá trị cho bất kỳ dịch vụ hoặc sản phẩm nào doanh nghiệp cung cấp mà còn làm cho mọi tương tác trở nên có ý nghĩa hơn khi khách hàng ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp (hình ảnh chính họ trong mắt doanh nghiệp mà họ mua hàng).
Tuỳ vào từng ngành nghề hay bối cảnh kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp hay marketer có nhiều cách khác nhau để tạo ra những loại trải nghiệm này.
Từ việc cá nhân hoá quảng cáo, cá nhân hoá nội dung thương hiệu, cá nhân hoá tương tác và mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu hay thậm chí là cá nhân hoá sản phẩm cho một số nhóm khách hàng cụ thể (đủ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp).
Bất kể ngành của bạn là gì, nếu khách hàng của bạn cảm thấy họ được lắng nghe và không bị lợi dụng, họ là một phần không thể thiếu với doanh nghiệp, lòng trung thành theo đó sẽ không ngừng được củng cố.
2. Hãy là chuyên gia hay nhà lãnh đạo ngành.
Một chiến lược khác để nâng cao niềm tin với khách hàng đó là hãy trở thành chuyên gia thực sự trong ngành, những người thực sự am hiểu về những gì bạn cung cấp cho khách hàng, kết nối nó đến các nỗi đau của khách hàng và hơn thế nữa.
Bằng cách chuyên về một phạm vi hay lĩnh vực nào đó, các đội nhóm của doanh nghiệp sẽ trở thành các chuyên gia, những người liên tục nghiên cứu và tìm tòi những cái mới, tích cực trong việc đổi mới và sáng tạo trong việc cung cấp các giải pháp, khách hàng cuối cùng sẽ coi đây là cơ sở của niềm tin với doanh nghiệp.
Để thực thi cách tiếp cận này, doanh nghiệp cũng cấn các định rõ các thế mạnh (sử dụng ma trận SWOT), lợi thế cạnh tranh hay các điểm bán hàng độc đáo (USP) của thương hiệu, sau đó tìm cách kết nối nó tới những nhu cầu và kỳ vọng cụ thể của khách hàng.
Bằng cách này, doanh nghiệp có thể cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn, khiến doanh nghiệp trở thành sự lựa chọn ưu tiên hơn từ khách hàng.
3. Hãy trở thành một thương hiệu đề cao tính chân thực.
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức marketing từ MarketingTrips, có thể bạn đã biết đến khái niệm Authentic Marketing, một thương hiệu gắn liền với các hình ảnh xác thực và chân thực.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, với sự phát triển và hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ, khi các thương hiệu có thể dễ dàng để tạo ra những hình ảnh bắt mắt, những mẫu quảng cáo được chỉnh sửa tỉ mỉ, hay tập trung quá nhiều vào việc quảng cáo bản thân, điều này vô tình làm cho việc tìm kiếm các sự thật đằng sau thương hiệu trở nên khó khăn hay thậm chí là “xa xỉ” hơn.
Người tiêu dùng không thể tìm thấy được các lý do cụ thể để chứng minh cho những gì doanh nghiệp nói là thật, là có tính xác thực hay có thể tin tưởng được.
Vì cách khách hàng tin tưởng thương hiệu cũng giống như cách họ tin tưởng bạn bè hay người thân của họ, họ cần tìm thấy các dấu hiệu của sự chân thật, những thứ mà họ cho là nền tảng của các mối quan hệ bền vững.
Trở nên chân thực hơn có nghĩa là doanh nghiệp phải hiểu rõ họ là ai, họ cung cấp cái gì, làm sao để khách hàng tin những gì doanh nghiệp nói là “có thật”, là có cơ sở hay nói cách khác, những gì (sản phẩm và dịch vụ) mà khách hàng có được từ doanh nghiệp đúng với những giá trị mà doanh nghiệp đang sở hữu và tích cực xây dựng.
Doanh nghiệp tự nhận mình là ai không quan trọng bằng việc trong mắt khách hàng hay người tiêu dùng của họ, doanh nghiệp thực sự là gì.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips