3 mẹo nhỏ để xây dựng một chiến dịch người có ảnh hưởng thành công
Khi nhu cầu hợp tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu ngày càng tăng, các thương hiệu hiện có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những trải nghiệm mới và đáng nhớ cho đối tượng mục tiêu của mình.
Để xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả và lâu dài với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), dưới đây là 3 mẹo nhỏ mà các thương hiệu nên cân nhắc khi lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) của mình.
Duy trì tính xác thực của nhà sáng tạo là chìa khoá để thành công.
Mối quan hệ ở đây rất đơn giản: người hâm mộ theo dõi nhà sáng tạo vì họ ‘là một phần’ của những người hâm mộ – họ là ai, họ đại diện cho điều gì, họ quan tâm đến điều gì đều liên quan mật thiết đến những người hâm mộ.
Bản thân nhà sáng tạo nội dung đã trở thành thương hiệu và sự cộng tác này có thành công hay không phụ thuộc vào sự hợp lực tự nhiên (không ép buộc) giữa nhà sáng tạo và thương hiệu.
Những người làm marketing nên dành thời gian để thực sự hiểu nhà sáng tạo, tức họ đang đại diện cho điều gì để từ đó tạo ra một chiến dịch có thể kết hợp được yếu cá tính của họ với thương hiệu một cách tự nhiên.
Thay vì yêu cầu nhà sáng tạo thay đổi hoàn toàn phong cách giao tiếp của chính họ, sẽ luôn hiệu quả hơn khi các thương hiệu tiếp cận chiến dịch với nhà sáng tạo với tư cách là mối quan hệ đối tác, tức để nhà sáng tạo chủ đông trong việc đề xuất thông điệp cũng như nội dung, bởi vì suy cho cùng, khán giả là người hâm mộ của nhà sáng tạo.
Các thương hiệu nên đặt trải nghiệm của khán giả lên hàng đầu và tích hợp với nhà sáng tạo một cách tinh tế thông qua các thông điệp và nội dung của nhà sáng tạo.
Các thương hiệu nên sử dụng yếu tố cảm xúc để thúc đẩy những kết nối và tạo ra nhận thức tới thương hiệu của khán giả.
Nội dung có thương hiệu (Branded content) thường bị mang tiếng xấu, nhưng nếu nhà sáng tạo nội dung có khả năng tích hợp một cách liền mạch với thương hiệu thì đó là tình huống đôi bên cùng có lợi.
Cung cấp giá trị thông qua thuật kể chuyện – Storytelling.
Những người tiêu dùng chuyển sang các nền tảng xem video dài như YouTube với mục đích rất rõ ràng, đây là cơ hội để các thương hiệu có thể trò chuyện với các đối tượng mục tiêu.
Theo Google, có đến 70% người tiêu dùng thích những nội dung YouTube có thể phản ánh cuộc sống của họ và hơn 70% cảm thấy rằng nội dung YouTube mang lại cho họ sự kết nối mang yếu tố con người sâu sắc hơn.
Người tiêu dùng theo dõi những nhà sáng tạo yêu thích của họ vì nhiều lý do – nội dung của nhà sáng tạo liên quan đến niềm đam mê của họ, dạy họ những điều gì đó mới, giúp họ thư giãn… – vì vậy, các thương hiệu nên hợp tác chặt chẽ với nhà sáng tạo để hiểu và đáp ứng những kỳ vọng này.
Nếu người xem video nhìn thấy thông điệp hoặc sản phẩm của thương hiệu thông qua một nhân vật họ yêu thích trong những nội dung mà họ có thể liên quan, thì trải nghiệm này sẽ vô cùng hiệu quả và hoàn toàn có thể tạo ra chuyển đổi.
Các thương hiệu nên hướng tới việc nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người xem và nhà sáng tạo của thương hiệu, mặc dù nghe thì có vẻ hơi xa vời nhưng nó thực sự tạo ra những kết nối mạnh mẽ về lâu dài.
Nhà sáng tạo là đối tác chứ không phải là kênh truyền thông.
Thương hiệu nên coi nhà sáng tạo là đối tác và để họ giúp các thương hiệu lên ý tưởng cho các chiến dịch.
Bởi lẽ họ đã dành cả sự nghiệp của mình để nuôi dưỡng, nghiên cứu và phát triển người hâm mộ của mình, nên hơn ai hết, họ là người có thể hiểu đối tượng mục tiêu của họ nhất.
Hãy tin tưởng những nhà sáng tạo, họ luôn biết cách tốt nhất để đảm bảo khán giả của họ thích nội dung và ghi nhớ đến thông điệp của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh