Buzz Marketing là gì? Nguyên lý hoạt động của Buzz Marketing
Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung về Buzz Marketing như: Buzz Marketing là gì? Một số ví dụ về Buzz Marketing, các chiến lược Buzz Marketing trong thực tế, mối quan hệ giữa Buzz Marketing và Social Media Marketing là gì? và hơn thế nữa.
Buzz Marketing là một chiến thuật hay thuật ngữ trong phạm vi của Viral Marketing, nó tập trung vào sức mạnh mà những gì tính lan truyền và truyền miệng có thể mang lại. Mặc dù thuật ngữ này xuất hiện khá phổ biến, hiểu về nó một cách đầy đủ lại là một chuyện khác.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài:
- Buzz Marketing là gì?
- Vai trò của Buzz Marketing với thương hiệu là gì?
- Buzz Marketing được bắt đầu như thế nào.
- Buzz Marketing và Social Media Marketing.
- Một vài chiến lược Buzz Marketing phổ biến tại Việt Nam và thế giới là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Buzz Marketing là gì?
Buzz Marketing là một chiến thuật (Tactics) của tiếp thị lan truyền (Viral Marketing), tập trung vào việc tối đa hóa tiềm năng lan truyền hay truyền miệng của thông điệp trong một chiến dịch marketing.
Thông qua các cuộc trò chuyện liên tục giữa gia đình và bạn bè của người tiêu dùng hoặc các cuộc thảo luận quy mô lớn trên các nền tảng truyền thông xã hội, các thương hiệu hay doanh nghiệp có thể thúc đẩy mức độ nhận biết về thương hiệu hoặc doanh số bán hàng.
Buzz Marketing có thể được sử dụng bằng tên gọi khác là Buzz, tức đề cập đến những tiếng vang (âm thanh) hay những cảm giác phấn khích (Theo dictionary), rầm rộ và liên tục diễn ra.
Buzz có thể được tạo ra bởi các hoạt động marketing có chủ đích của người làm thương hiệu hoặc nó có thể là kết quả tự nhiên của một sự kiện độc lập nào đó thông qua các nền tảng truyền thông mạng xã hội (social media).
Buzz Marketing ban đầu được gọi là tiếp thị truyền miệng (khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số chưa phát triển), tuy nhiên trong bối cảnh hiện đại, khi các nền tảng mạng xã hội và Digital Marketing phát triển mạnh mẽ, nó được chuyển thành Buzz Marketing.
Buzz Marketing là một phần của ngành Marketing rộng lớn, bạn có thể xem marketing là gì để thấu hiểu về ngành.
Vai trò của Buzz Marketing với thương hiệu là gì?
Bằng cách khiến người tiêu dùng nói nhiều và liên tục về các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, các doanh nghiệp sử dụng Buzz Marketing như một phương thức để tăng cường nhận thức của họ, điều cuối cùng sẽ mang lại lưu lượng truy cập và doanh số cho thương hiệu.
Cũng tương tự như Viral Marketing, Buzz Marketing cũng ít tốn kém hơn so với các phương thức marketing hay quảng cáo có trả phí khác vì nó chủ yếu dựa trên yếu tố sáng tạo và mới mẻ thay vì chỉ đơn giản là chủ động phân phối nội dung trực tiếp đến người dùng.
Buzz Marketing được bắt đầu như thế nào.
Buzz Marketing trực tuyến thường được thúc đẩy bởi những người có ảnh hưởng (Influencer, KOL, KOCs…) hoặc những người đầu tiên sử dụng sản phẩm, những người sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của họ về sản phẩm và chủ động bắt đầu các cuộc trò chuyện mới.
Những người này thường đã thiết lập sự hiện diện trực tuyến và có lượng theo dõi (Follow, Fan) lớn trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook và TikTok đồng thời có quyền lực và ảnh hưởng đối với nhóm theo dõi của họ.
Ý kiến của người ảnh hưởng được chú ý dễ dàng hơn và có thể có tác động tích cực đến doanh số và nhận thức về sản phẩm.
Các nhà tiếp thị nhằm mục đích tập hợp những người có ảnh hưởng này để xây dựng tiếng vang cho sản phẩm của họ.
Một số marketer nhắm mục tiêu đến những người được gọi là “người kết nối” hoặc những người nổi tiếng, những người vốn đã thiết lập được một mức độ tín nhiệm nhất định với cộng đồng của họ.
Các nhà tiếp thị đang tìm kiếm một bước nhảy lớn về nhận thức cho một sản phẩm sẽ tìm kiếm các “người kết nối”, nhằm mục đích tạo ra một cú hích (Hit) ngay lập tức liên quan đến xã hội.
Buzz Marketing và Social Media Marketing.
Trong khi vẫn có không ít sự nhầm lẫn, Social Media Marketing và Buzz Marketing là hai khái niệm khác nhau, vậy sự khác biệt đó là gì?
Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội là một thành phần chính của Buzz Marketing. Facebook và TikTok là hai trong số các nền tảng truyền thông xã hội chính mà các thương hiệu hiện đang cố gắng duy trì sự hiện diện của họ.
Sử dụng những hình thức này và các trang truyền thông xã hội nhỏ hơn, các doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng, nhận phản hồi, giải quyết các vấn đề hoặc mối quan tâm và quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.
Chuẩn bị một tập hợp những nội dung phong phú có thể chia sẻ và tích lũy được nhiều lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội này cho phép người tiêu dùng có đủ thông tin cần thiết trực tiếp từ doanh nghiệp và quan trọng hơn là cho phép doanh nghiệp có được một cuộc đối thoại trong thời gian thực (Real Time) để tạo ra một “Không gian” nơi khách hàng cảm thấy họ có giá trị và được phản hồi.
Các chiến lược Buzz Marketing trực tuyến khác bao gồm việc tranh thủ sự giúp đỡ của các blogger có ảnh hưởng để tạo ra một sự khuấy động hay tiếng vang nhất định.
Các thương hiệu thường xuyên cho phép các blogger hoặc các phương tiện truyền thông thử một sản phẩm trước khi phát hành để đổi lấy một “review” nào đó về sản phẩm.
Sử dụng các diễn đàn trang web để tạo tiếng vang và tạo cộng đồng khách hàng kết nối các câu lạc bộ fan hâm mộ, bảng tin và các nhóm khác cũng là những ví dụ về cách các doanh nghiệp tạo ra các Buzz Marketing trực tuyến.
Buzz Marketing là một cách tiếp cận khác so với các kỹ thuật như Outbound Marketing hoặc tiếp thị đại chúng (Mass Marketing) từ các quảng cáo trên TV, đài phát thanh (Radio) và in ấn (Print Ads).
Trong khi với Outbound Marketing, các thương hiệu nhằm mục đích phổ biến thông điệp của họ đến càng nhiều người càng tốt với hy vọng rằng một số ít sẽ trở nên quan tâm.
Buzz Marketing phụ thuộc vào sức mạnh của thông điệp cá nhân trực tiếp hơn là thông điệp quảng bá chung chung và giả định rằng truyền miệng có trọng lượng hơn với người tiêu dùng vì nó được coi là “không thiên vị”, nó đến từ những người họ tin tưởng và không chỉ đơn giản là trực tiếp từ thương hiệu.
Sự xuất hiện sớm của Buzz Marketing trực tuyến, chẳng hạn như quảng cáo bật lên (Pop-up Ads), quảng cáo banner và tiếp thị qua email…vốn đã từng bị cho phiền toái đối với khách hàng khi các thông điệp được hiển thị “không mục đích”.
Các doanh nghiệp cũng có nguy cơ không thể kết nối các chiến dịch của họ với chính thương hiệu hoặc sản phẩm; việc chỉ tạo ra một phần nội dung khiến mọi người thảo luận về nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu mọi người không thể xác định nội dung đó với chính doanh nghiệp đã tạo ra nội dung.
Các ví dụ Buzz Marketing khác bao gồm các chiến lược tập trung vào một cái gì đó hài hước, gây tranh cãi, bất thường hoặc thái quá, hy vọng sẽ đánh bật được yếu tố cảm xúc và khiến mọi người nói về nó, chia sẻ nó qua phương tiện truyền thông xã hội.
Các doanh nghiệp sau đó sẽ cố gắng tận dụng sự phổ biến của nội dung bằng cách quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, thông qua việc tạo ra các hashtag với hy vọng có thể biến chúng trở thành một chủ đề mang tính xu hướng.
Một vài chiến lược Buzz Marketing phổ biến tại Việt Nam và thế giới là gì?
Chiến dịch tạo Buzz Marketing của Điện Máy Xanh.
Với hình thức quảng cáo mới lạ “chưa từng thấy trước đó”, video quảng cáo của Điện Máy Xanh đã thu hút hơn 400 nghìn bài viết và thảo luận, hơn 3,4 triệu lượt tương tác với hơn 300 nghìn người tham gia chia sẻ và thảo luận về TVC này trên Social Media.
Chiến dịch tạo Buzz Marketing của Old Spice.
Old Spice là thương hiệu của Mỹ, chuyên về chăm sóc sắc đẹp nam, bao gồm các sản phẩm như: chất khử mùi – ngăn mồ hôi, dầu gội, sữa tắm và xà phòng. Hãng là công ty con của gã khổng lồ ngành FMCG, Procter & Gamble (P&G).
Vào những năm 1930, Old Spice là một trong những thương hiệu mang tính biểu tượng, tuy nhiên sau nhiều năm không có bất cứ sự đổi mới hay đột phá nào, thương hiệu dần trở nên “lu mờ” trên thị trường so với các sản phẩm khác của đối thủ.
Vào năm 2010, nhằm mục tiêu “come back” và tái định vị thương hiệu, Old Spice đã triển khai chiến dịch khai thác kỹ thuật Buzz Marketing mang tên “The Man Your Man Could Smell Like”, ngụ ý nói rằng “một người đàn ông có thể có rất nhiều thứ mùi khác nhau” và Old Spice có thể thôi bay tất cả những thứ mùi “kinh dị” đó và chỉ để lại mùi “Đàn ông” đích thực trên cơ thể.
Chiến dịch thu hút hơn 60 triệu lượt xem trên YouTube và là một trong những chiến dịch thành công nhất áp dụng chiến lược Buzz Marketing.
Kết luận.
Trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng và dần trở thành nơi giao tiếp chính của nhiều người, việc hiểu được khái niệm buzz marketing là gì, cách thức hoạt động của nó cũng như những gì mà nó có thể mang lại cho thương hiệu được xem là kim chỉ nam để thúc đẩy sự tăng trưởng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips