Cách xây dựng niềm tin với khách hàng trong năm 2021
Bắt buộc phải đổi mới để bảo vệ quyền riêng tư, tính minh bạch và bảo mật dữ liệu là những gì bạn cần làm để xây dựng niềm tin với khách hàng trong năm 2021.
Từ đại dịch Covid-19 đến những cuộc khủng hoảng của nền kinh tế, năm 2020 đã giáng nhiều đòn vào lòng tin của công chúng và trong đó có cả khách hàng của bạn.
Những nhà sáng lập hay người làm kinh doanh nói chung cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình và đảm bảo rằng họ không phải là người ngoài cuộc.
Trong năm 2020 này, vấn đề là cơ hội đến năm 2021. Năm mới cung cấp cho những người sáng lập cơ hội để sáng tạo và giải quyết các vấn đề mà niềm tin đã đổ vỡ này đã gây ra – và cũng đảm bảo rằng bạn không phải là một phần của vấn đề.
Điều đó bắt đầu bằng cách giải quyết các sự cố trong ba lĩnh vực: quyền riêng tư, tính minh bạch và bảo mật của dữ liệu.
Quyền riêng tư – Data privacy
Trong thế giới kỹ thuật số của chúng ta, khách hàng chia sẻ nhiều thông tin về họ hơn bao giờ hết trên nhiều nền tảng khác nhau; tuy nhiên, có những sự nhầm lẫn xoay quanh việc ai sẽ chịu trách nhiệm về quyền riêng tư của dữ liệu.
Trong một cuộc khảo sát về quyền riêng tư của người tiêu dùng do Cisco thực hiện, gần 50% số người được hỏi cho rằng đó là trách nhiệm của chính phủ, trong khi 25% lại tin rằng người tiêu dùng nên làm nhiều hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ.
Các đạo luật bảo mật dữ liệu chẳng hạn như GDPR và CCPA đã thúc đẩy các tổ chức nhiều hơn để đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu.
Trên thực tế, Gartner dự đoán vào năm 2023, 65% dân số thế giới sẽ được bảo vệ thông tin cá nhân của họ bằng các đạo luật bảo mật dữ liệu.
Tiền phạt và các tác động kinh doanh khác về thương hiệu sẽ khiến các công ty nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc duy trì bảo vệ dữ liệu.
Hầu hết các công ty khởi nghiệp không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu cần thiết để tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu, nhưng điều đó không cho phép những nhà sáng lập có cơ hội bỏ qua các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu.
Thay vào đó, việc đáp ứng các yêu cầu về quyền riêng tư của dữ liệu ngay từ đầu sẽ đảm bảo công ty của bạn được chuẩn bị sẵn sàng khi quy mô hoạt động và đạo luật bảo mật mới được áp dụng chung.
Bạn cần có sự quản lý chặt chẽ đối với dữ liệu để quyền riêng tư có thể được duy trì một cách thích hợp và các yêu cầu khác từ khách hàng có thể được giải quyết ngay lập tức.
Tính minh bạch – Transparency
Tính minh bạch là một yêu cầu quan trọng trong việc tuân thủ quyền riêng tư của dữ liệu.
Các thông tin của đạo luật GDPR cũng nêu rõ rằng những câu trả lời cho các câu hỏi của khách hàng xung quanh dữ liệu của họ sẽ được thực hiện ở dạng “ngắn gọn, minh bạch, dễ hiểu và dễ tiếp cận, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản”.
Để làm được điều này, các công ty sẽ cần phải trả lời được những điều sau:
- Ai sẽ chịu trách nhiệm về quản trị dữ liệu và quyền riêng tư? Có cá nhân nào được chỉ định chịu trách nhiệm về thông tin này không?
- Bạn có sẵn sàng chia sẻ tất cả thông tin liên hệ theo yêu cầu không?
- Bạn đã xác định mục đích lưu giữ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng chưa?
- Nó sẽ được giữ trong bao lâu? Nó hiện đang được xử lý như thế nào?
- Thông tin có được chuyển cho bên thứ ba không?
Mặc dù những câu hỏi này dành riêng cho GDPR, mức độ minh bạch này phải là tiêu chuẩn cho các công ty khởi nghiệp. Nó có tác dụng thúc đẩy lòng trung thành giữa khách hàng, đối tác, nhà đầu tư với doanh nghiệp của bạn.
Cuối cùng, các doanh nghiệp có dữ liệu không chỉ có thể tuân thủ luật pháp mà còn mang lại những trải nghiệm khách hàng phong phú hơn.
Bảo mật dữ liệu – Data security
‘Work From Home’ trong thời gian xảy ra Covid-19 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các vụ liên quan đến vi phạm dữ liệu, khoảng 20% các vụ vi phạm và sự cố mạng vào năm 2020 liên quan trực tiếp đến làm việc từ xa.
Chúng ta không thể không nghi ngờ rằng dữ liệu đang bị tấn công. Các doanh nghiệp phải hành động để bảo vệ nó.
Điều này khó thực hiện hơn nhiều khi công ty của bạn nhỏ, bạn có nguồn lực hạn chế và lực lượng lao động của bạn đang truy cập hệ thống mạng trên các thiết bị cá nhân từ khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, có những quy tắc cơ bản bạn cần phải áp dụng, chẳng hạn như sử dụng xác thực đa yếu tố để truy cập vào tất cả dữ liệu của công ty và khách hàng.
Các công nghệ đám mây như Security-as-a-Service cung cấp khả năng quản lý bảo mật cho nhân viên mọi lúc mọi nơi.
Các công cụ cung cấp bảo mật vượt trội sẽ cung cấp khả năng bảo vệ trực tiếp cho dữ liệu, cho dù đó là trên mạng hay truy cập trên điện thoại thông minh thông qua đám mây .
Vào năm 2020 và cả 2021, bạn buộc phải điều chỉnh lại cách tiếp cận của mình để bảo vệ dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng các giải pháp có sẵn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
[the_ad id=”6141″]
Cathy Nhung | MarketingTrips
Tham khảo: entrepreneur