Cách xây dựng thông điệp Marketing với một vài bước đơn giản
Khi bước sang năm mới 2024, trong khi các thương hiệu lớn dường như đã hoàn tất các bản kế hoạch Marketing (Marketing Plan) của mình, không ít các thương hiệu khác vẫn sẽ đang trong quá trình xây dựng và tối ưu.
Trong khi một chiến lược marketing thành công rõ ràng là sẽ bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, cần đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, trọng tâm của các chiến lược hay nói đúng hơn cách mà khách hàng cảm nhận các chiến lược sẽ chủ yếu đến từ các thông điệp của thương hiệu.
Nếu việc xây dựng các thông điệp thương hiệu là một phần quan trọng trong doanh nghiệp của bạn, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.
1. Xác định cái gọi là “Tại sao” của thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn.
Trở lại vào năm 1996, các nhà nghiên cứu James Collins và Jerry Porras của Đại học Harvard đã viết một loạt bài viết về xây dựng tầm nhìn của doanh nghiệp (Company Vision).
Mục tiêu chính của việc xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp là nhằm định hướng cho các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp, các thông điệp thương hiệu theo đó không chỉ hướng tới hoạt động bán hàng mà còn tạo ra được sức ảnh hưởng tới các nhóm đối tượng mục tiêu bằng các mục đích rõ ràng của doanh nghiệp (Company/Brand Purpose).
Để giúp các thương hiệu hiểu rõ hơn về khái niệm này, các nhà nghiên cứu đã thiết lập một mô hình được gọi là “Năm lý do tại sao” (The Five Whys).
Nó hoạt động thế này:
- Đầu tiên, bạn bắt đầu bằng một tuyên bố về doanh nghiệp của mình, liên quan đến những gì bạn làm. Tuyên bố đó sẽ là “Chúng tôi tạo ra sản phẩm X” hoặc “Chúng tôi cung cấp dịch vụ X”.
- Dựa trên tuyên bố này, bạn đặt ra câu hỏi: “Tại sao điều đó lại quan trọng?” Sau đó, bạn có thể tự mình trả lời câu hỏi này.
- Ví dụ: giả sử bạn đang điều hành một doanh nghiệp làm tóc. Bạn có thể bắt đầu bằng: “Chúng tôi cung cấp dịch vụ tạo mẫu tóc.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì mọi người cảm thấy hài lòng về bản thân của họ nhiều hơn khi họ trông đẹp hơn.”
- Tiếp theo ví dụ này, “Bởi vì mọi người cảm thấy hài lòng về bản thân khi họ trông đẹp nhất”. Bạn lại hỏi tiếp: Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì sự tự tin giúp mọi người cảm thấy thoải mái khi thể hiện bản thân.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì khi bạn ở trạng thái tốt nhất, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình dễ dàng nhất.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì mọi người vốn muốn đạt được nhiều mục tiêu trong cuộc sống của mình hoặc ít nhất là hoàn thiện mình tốt nhất có thể.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì hạnh phúc và sự thỏa mãn là mục đích cuối cùng của mọi người.”
- Dựa trên 5 câu hỏi tại sao, bạn có thể đi sâu hơn vào mục tiêu thực sự của việc kinh doanh làm tóc của mình theo hướng thấu hiểu người tiêu dùng hay khách hàng hơn là chỉ là việc làm tóc hay kinh doanh. Vấn đề kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp của bạn không phải là cắt tóc và bán các sản phẩm chăm sóc tóc, mà là giúp mọi người xây dựng sự tự tin và cuối cùng là có được hạnh phúc và viên mãn.
Dựa trên điều này, bạn có thể thiết lập một tuyên bố mang tính sứ mệnh cho doanh nghiệp của mình ví dụ như:
“Chúng tôi trao quyền tự tin và hạnh phúc cho khách hàng của mình”
Với tư cách là người làm marketing, bằng cách tìm hiểu sâu hơn về mục đích thương hiệu của mình, bạn có thể bán những thứ cho khách hàng tiềm năng của mình dựa trên những gì họ thực sự khao khát có được thay vì là những gì bạn muốn họ mua nó.
Các thông điệp marketing dựa trên góc nhìn này thường có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các cách tiếp cận chỉ theo hướng sản phẩm.
2. Đơn giản hóa thông điệp của thương hiệu thành ít từ nhất có thể (và dễ hiểu nhất có thể).
Về tổng thể, bước đầu tiên như đã phân tích ở trên giúp doanh nghiệp hay thương hiệu hiểu rõ bản chất của việc kinh doanh và bán hàng để từ đó thiết lập một nền tảng vững chắc ngay từ đầu. Một khi đã xây dựng được cho mình các tuyên bố rõ ràng, bước tiếp theo sẽ là xây dựng các khẩu hiệu (tagline) truyền thông theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.
Một lần nữa, điều quan trọng là phải tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của bạn muốn gì chứ không phải bạn đang nghĩ gì, vì những gì bạn nghĩ thường không phải là những thứ mà khách hàng nghĩ.
Hãy lấy ví dụ về Nike, thương hiệu này tuyền tải cho khách hàng của họ chỉ bằng một câu đơn giản “Just do it.”
Dựa trên điều này, bạn có thể sử dụng thông điệp có được trong tất cả các hoạt động truyền thông bên ngoài của thương hiệu, lặp lại khái niệm này như một phần của thương hiệu.
Mục đích của các thông điệp thương hiệu trong các chiến dịch là củng cố thông điệp lõi này.
3. Cập nhật thông điệp lõi lên các nền tảng hay điểm tiếp xúc quan trọng với khách hàng.
Với những gì có được, bước cuối cùng là bạn cần cập nhật một cách nhất quán thông điệp lên tất cả các nền tảng đồng thời đảm bảo rằng tất cả các nhân viên và bộ phận trong doanh nghiệp đều có thể hiểu được thông điệp lõi của thương hiệu.
Bạn càng có thể đưa thông điệp cốt lõi này vào tất cả các yếu tố trong doanh nghiệp của mình thì bạn càng có thể thiết lập điều này như một mối liên kết xây dựng thương hiệu chặt chẽ với khách hàng của mình và khiến họ liên kết chặt chẽ hơn không chỉ với doanh nghiệp của bạn mà còn với thương hiệu thực tế của bạn, bằng cách liên kết với nhu cầu và mong muốn của họ.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các doanh nghiệp hay thương hiệu đạt được thành công lâu dài đều có những giá trị và mục đích cốt lõi cố định (nhất quán) trong khi các chiến lược và hoạt động kinh doanh của họ vẫn không ngừng thích ứng với các bối cảnh thị trường luôn không ngừng thay đổi.
Mục đích, sự cam kết và tính nhất quán là cách bạn có thể làm được điều này.
Special Offer từ MarketingTrips:
- Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
- Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer