Skip to main content

Content-driven World: 3 cách đơn giản để khiến người tiêu dùng tương tác

5 Tháng Mười Một, 2022

Google vừa chia sẻ một số insight mới nêu bật các cách mà người làm marketing có thể sử dụng để khiến khách hàng tương tác nhiều hơn trong một thế giới được định hướng bởi nội dung (Content-driven World).

Content-driven World: 3 cách đơn giản để khiến người tiêu dùng tương tác
Content-driven World: 3 cách đơn giản để khiến người tiêu dùng tương tác

Người tiêu dùng trên toàn cầu đang thay đổi cách họ tiêu thụ nội dung (content) kỹ thuật số, từ các nội dung văn bản (text), hình ảnh đến video — và cuối cùng, họ chọn cách dành thời gian nhiều hơn cho những trải nghiệm tự nhiên và trực quan nhất.

Hợp tác với Ipsos, Google vừa chia sẻ 3 cách mà những người làm marketing có thể sử dụng để giữ chân khách hàng của họ trên các nền tảng, cùng với đó là các định dạng mới dành cho ngành bán lẻ (Retail) và các công cụ sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng.

1. “May đo” trải nghiệm của khách hàng để thúc đẩy các tương tác sâu hơn.

Hơn một nửa người tiêu dùng di động sử dụng Google và YouTube cùng với các nền tảng khác khi nghiên cứu sản phẩm hay thương hiệu để dùng thử, và 91% trong số này nói rằng họ đã hành động ngay sau khi phát hiện ra các sản phẩm hoặc thương hiệu phù hợp.

Sau khi mua hàng, người tiêu dùng cũng mong đợi rằng các thương hiệu có thể cung cấp trải nghiệm phù hợp và hữu ích.

Trên thực tế, cứ 5 người được khảo sát thì có 2 người nói rằng họ thích khám phá các nguồn cấp dữ liệu của Google để tìm kiếm các ý tưởng mua sắm vì chúng hiện đang được cá nhân hóa nhiều hơn.

Với nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (product feeds) cho quảng cáo Khám phá (Discovery ads) hiện đang được thử nghiệm, nhà quảng cáo có thể hiển thị cho người mua hàng các sản phẩm dựa trên sở thích và mục đích riêng của họ.

Cụ thể, các nhà bán lẻ cá nhân hiện đã có thể sử dụng các hình ảnh trực quan và văn bản ngắn với các sản phẩm có trong danh mục trong Google Merchant Center của họ để mang lại những trải nghiệm quảng cáo phù hợp hơn.

Ví dụ: một người tiêu dùng quan tâm đến thể thao và thời trang có thể thấy hình ảnh những đôi giày thể thao với nhiều màu sắc và kiểu dáng từ một thương hiệu mới trong nguồn cấp nội dung (Content Feed) của họ trên YouTube hoặc ứng dụng Google.

Thương hiệu Puma bằng cách sử dụng các quảng cáo Khám phá để quảng cáo các danh mục sản phẩm của mình và nhận thấy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) tăng tới 46% trong khi giảm chi phí xuống 19%.

Ông Ashley Anderson, Giám đốc Digital Marketing cấp cao tại Puma cho biết: “Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm cho quảng cáo Khám phá cung cấp nhiều cách hơn để các thương hiệu mở rộng nội dung theo phong cách xã hội. Cá nhân hóa và hiệu suất cao là những yếu tố tuyệt vời giúp chúng tôi dễ dàng mở rộng quy mô một cách hiệu quả.”

2. Đa dạng hoá nội dung để có thể tạo ra những tác động sáng tạo lớn hơn.

Khi người dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, việc giữ cho họ tương tác trên các nền tảng đòi hỏi các thương hiệu phải sáng tạo nhiều hơn, sáng tạo trên quy mô lớn — phương pháp tiếp cận nội dung đa dạng cho phép các thương hiệu kể chuyện một cách trực quan và chân thực hơn (Authentic Storytelling).

Theo Google, gần một nửa số người tiêu dùng nói rằng họ có nhiều khả năng mua một sản phẩm hoặc thương hiệu mới mà họ thấy trong quảng cáo video.

Google cho biết phương pháp tiếp cận quảng cáo theo hướng ưu tiên nội dung và đa dạng hoá các định dạng nội dung (Content Format) có thể mang lại hiệu suất tốt hơn: hơn 60% nhà quảng cáo kết hợp chiến dịch quảng cáo video với quảng cáo khám phá nhận thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi đã tăng lên trong khi chi phí vẫn chỉ bằng hoặc thấp hơn.

Sau khi triển khai phương pháp tiếp cận sáng tạo mới này với Starcom, thương hiệu Invisalign đã thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website (traffic) tăng 13%, với 89% lượt truy cập là những người dùng mới.

3. Tối ưu chiến thuật Storytelling bằng cách tận dụng yếu tố chân thực và tính đa dạng.

Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng: Yếu tố chân thực (Authentic Marketing) và tính đa dạng là chìa khoá.

43% người tiêu dùng nói rằng họ có nhiều khả năng nhấp vào các quảng cáo có sự xuất hiện của nhiều kiểu người (đa dạng về giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp hay vai trò xã hội) khác nhau, và hơn 50% nói rằng họ có nhiều khả năng nhấp vào các quảng cáo có hiển thị hình ảnh của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm.

Dưới đây là một số tài nguyên khác mà Google khuyên các Marketer nên tận dụng:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …