Skip to main content

Dân làm truyền thông thì cần phân biệt ‘communication’ và ‘communications’

23 Tháng Năm, 2020

Chỉ khác nhau chỉ ở “s” cuối từ, nhưng nghĩa của “communication” và “communications” lại rất khác biệt. Đã là dân “ngành” thì nên phân biệt được 2 cụm tự này nhé.

“Communication” là giao tiếp, sự trao đổi thông tin giữa các các nhân. Đó chính là con người, là sự liên hệ, tương tác, là những gì chúng ta làm hàng ngày.

“Communications” là một hệ thống truyền tải thông tin, ví dụ báo, đài, TV… Đó chính là công nghệ, là “cái loa” giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp của mình tới khách hàng.

Cụm từ Communications cũng xuất hiện trong thuật ngữ Integrated Marketing Communications (thường được gọi tắt là IMC).

Do đó, một chuyên gia truyền thông là “communications expert” (với một chữ “s” ở cuối từ) chứ không phải “communication expert”, với hàm ý cô ấy hay anh ấy hiểu rất rõ các phương thức để truyền đạt thông điệp tới khách hàng.

Một cuốn sách viết về “communications” sẽ cho các bạn biết về các phương tiện truyền thông, về công nghệ để việc giao tiếp trở nên hiệu quả, hơn là tương tác giữa con người với con người. Trong khi đó, một cuốn sách về “communication” sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để giao tiếp với người khác một cách hiệu quả và phù hợp.

Vậy “truyền thông” theo cách hiểu của marketing là “Communication” hay “communications”? Nó tùy thuộc vào cách thức bạn hiểu thế nào là “truyền thông”. Nếu “truyền thông” liên quan nhiều tới việc sử dụng công nghệ để truyền đạt thông điệp tới với thị trường, nó là “communications”.

Còn nếu truyền thông được hiểu với nghĩa rộng hơn, nó là tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, nó là “communication”. Cá nhân mình cho rằng, truyền thông là “communication” hơn là “communications” vì các lý do sau:

  •  “Communications” liên quan nhiều tới các phương thức chuyển thông tin đi (qua “mass media”), mà không quan tâm tới việc nhận thông tin về. Nó đơn giản là “truyền thông” một chiều, không phù hợp với doanh nghiệp hiện đại.
  •  “Communication” là nền tảng của truyền thông, bao hàm nội dung phức tạp hơn “communications” nhiều: xây dựng thông điệp, lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp (đôi khi là cá nhân – personal), và nhận thông điệp từ khách hàng, phản hồi khách hàng…

Trong các tài liệu chính thống về marketing, trong “4C” cũng bao gồm:

  •  Customers’s wants and needs (nhu cầu và mong muốn của khách hàng)
  •  Costs (các loại chi phí mua hàng)
  •  Convenience (sự tiện lợi)
  •  Communication (truyền thông – giao tiếp với khách hàng)

Khi còn dạy ở Đại học Ngoại thương, mình hay nói với sinh viên, thuật ngữ “truyền thông” không nên được hiểu là việc doanh nghiệp chỉ “truyền đi thông điệp” mà còn phải hiểu là sự lắng nghe của doanh nghiệp với khách hàng. Đó mới là ý nghĩa thực sự của “communication”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quang Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …