Skip to main content

Elevator Pitch là gì? Thuyết trình trong thang máy có gì thú vị

29 Tháng Bảy, 2023

Từ người làm marketing, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp, đến nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, Elevator Pitch (Tiếng Việt có nghiĩa là “Thuyết trình trong thang máy” hoặc “Lời quảng cáo trong thang máy”) có lẽ không còn là một thuật ngữ mới, vậy thì thực chất Elevator Pitch là gì và tính nghệ thuật của nó được thể hiện ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Elevator Pitch là gì?
Elevator Pitch là gì? Tính nghệ thuật của Elevator Pitch

Nếu bạn là người làm marketing (dù là bạn đang ở client side hay agency side), các nhà đầu tư, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hay bất cứ ai có liên quan đến việc trình bày các ý tưởng hay kế hoạch, hẳn là bạn đã từng nghe ít nhất là 1 lần về thuật ngữ Elevator Pitch hay còn được gọi là “lời chào hàng nhanh trong thang máy” (MarketingTrips).

Elevator Pitch là gì?

Elevator Pitch (Thuyết trình trong thang máy) là thuật ngữ được ghép từ 2 chữ cái là Elevator, trong tiếng Việt có nghĩa là Thang máy và Pitch, thường có nghĩa là trình bày ý tưởng, phương án hay kế hoạch làm một thứ gì đó (về một chiến lược marketing chẳng hạn).

Khái niệm Elevator Pitch theo đó dùng để chỉ việc một cá nhân hoặc tổ chức trình bày (thuyết trình) NHANH một ý tưởng, đề xuất hay phương án triển khai với một bên (đối diện) khác, khoảng thời gian thường được sử dụng là khoảng 30s (nhanh như việc bạn bấm và di chuyển trong Thang máy).

Với những ai làm marketing, đặc biệt là làm trong các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ngành marketing nói chung (Agency Side), thuật ngữ Pitch hay Pitching vốn được sử dụng để mô tả việc họ sẽ bắt đầu trình bày ý tưởng hay kế hoạch triển khai tới một yêu cầu hay mục tiêu nào đó (Brief) từ phía thương hiệu (Client Side).

Mục tiêu cuối cùng khi Pitching đó là có được hợp đồng từ phía khách hàng (Client).

Trong thực tế, Pitch hay Pitching được sử dụng rất rộng rãi, không chỉ giới hạn ở ngành marketing, mà còn cả các lĩnh vực khác như đầu tư, gọi vốn, và hơn thế nữa.

Tương tự, mục tiêu của Elevator Pitch thường là nhận được “cái gật đầu” của người đối diện (cá nhân hoặc tổ chức), chẳng hạn như việc startup nhận được sự đồng ý đầu tư từ một nhà đầu tư hay quỹ đầu tư nào đó.

Elevator Pitch trong tiếng Việt còn được gọi với cái tên là Lời quảng cáo trong thang máy hoặc Bài thuyết trình trong thang máy.

Tính nghệ thuật của Elevator Pitch.

Như đã đề cập ở trên, khái niệm Elevator Pitch được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều bối cảnh khác nhau trong thực tế, mặc dù chúng thường có một điểm chung đó là nhận được sự quan tâm của người đối diện.

Bạn hãy hình dung qua những câu chuyện thế này, trước khi một bộ phim nào đó mà bạn yêu thích có mặt ở rạp chiếu phim, nó có thể đã được trình bày nhanh ở một buổi thuyết trình (Pitching, Pitch Meeting).

Trong khi các nhà biên kịch thường có từ 3 đến 5 phút để đề xuất một ý tưởng, nhưng chỉ mất khoảng 45 giây để các nhà sản xuất biết rằng họ có muốn đầu tư hay không. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, các nhà sản xuất sẽ dựa vào một vài thông tin quan trọng nhất để đánh giá mức độ tiềm năng của ý tưởng và nhanh chóng đưa ra quyết định.

Một bài thuyết trình (Pitch) thành công thường bắt đầu bằng một bản tóm tắt thành công, để có thể tạo nên các bản tóm tắt thành công, bạn cần đóng vai trò như những nhà đổi mới – người luôn tìm cách đưa ra các giải pháp mới nhất và giá trị nhất cho các vấn đề thách thức nhất.

Tuy nhiên, dù bạn có là một nhà đổi mới hay ý tưởng của bạn có xuất sắc đến đâu, thì nó vẫn sẽ khó có thể trở thành hiện thực nếu thiếu vắng đi yếu tố nguồn lực mà cụ thể ở đây chính là các nhà sản xuất hay nhà đầu tư.

Để gây ảnh hưởng đến những người có thể biến ý tưởng của bạn thành hiện thực, bạn cần trình bày “Elevator Pitch” của mình một cách thú vị và đơn giản. Tất cả điều này bắt đầu với cái được gọi là dòng nhật ký (logline), thuật ngữ “nằm lòng” của các nhà biên kịch.

(* Logline hay Một dòng nhật ký hoặc dòng nhật ký là một bản tóm tắt ngắn gọn của một chương trình truyền hình, phim, phim ngắn hoặc sách, nêu xung đột trọng tâm của câu chuyện, thường cung cấp cả tóm tắt về cốt truyện của câu chuyện và một “móc nối” cảm xúc để kích thích sự quan tâm của người đối diện hoặc công chúng.)

Khi được hỏi bộ phim của họ nói về điều gì, các nhà biên kịch thành công đều có sẵn câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp hay người làm marketing cũng có thể tiếp cận theo cách tương tự.

Một số câu hỏi chính được sử dụng là:

  • Bài thuyết trình của bạn nói về cái gì?
  • Công ty khởi nghiệp hoặc sản phẩm của bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề gì?
  • Ý tưởng của bạn là gì?

Nếu bạn có thể trả lời các câu hỏi trên bằng những câu ngắn gọn, hấp dẫn và có ý nghĩa (sức ảnh hưởng), bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để thu hút các đối tượng mục tiêu của mình. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, bộ não con người thường cố gắng tìm kiếm những thứ ý nghĩa trước khi đi vào các chi tiết cụ thể.

Điều này có nghĩa là, một khi người nghe không thể hiểu được ý nghĩa hay ý tưởng mang tính bao quát được trình bày trong một bài thuyết trình, các thông tin hay số liệu chi tiết được đề cập sau đó sẽ không có mấy ý nghĩa.

Trong bối cảnh này, những dòng nhật ký, những câu chuyện hay những bản tóm tắt thú vị sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn cảnh cho người nghe của mình.

Trong điện ảnh Hollywood, một trong những câu chuyện hay nhất mọi thời đại thuộc về bộ phim kinh dị mang tính biểu tượng có tên là Jaws (Hàm cá mập), bộ phim sau đó ám ảnh đến nỗi nhiều đứa trẻ không dám ra biển trong suốt mùa hè năm 1975.

Một cảnh sát trưởng, mắc chứng sợ vùng nước mở, chiến đấu với một con cá mập khổng lồ vốn thèm ăn những người bơi lội và cả thuyền trưởng. Cùng với đó là những người quản lý thành phố tham lam, yêu cầu bãi biển phải mở cửa bất chấp mọi nguy hiểm.

Một câu hỏi được đặt ra là, điều gì đã làm cho bộ phim trở nên thành công và có sức ảnh hưởng đến vậy?

Câu trả lời sau đó đã được đưa ra là, câu chuyện hay bản tóm tắt của Jaws đã tận dụng các yếu tố chính của một câu chuyện có sức ảnh hưởng (nghệ thuật kể chuyện Storytelling) bao gồm: anh hùng, điểm yếu (của diễn viên chính), xung đột và những rào cản mà nhân vật phải vượt qua – tất cả đều được thể hiện trong một câu ngắn gọn.

Như bạn có thể thấy, thay vì đề cập đến các chi tiết nhỏ hơn, câu chuyện lại mô tả khái quát theo một cách thú vị, gay cấn và khá đơn giản. Câu chuyện tập trung vào yếu tố bối cảnh của một bức tranh lớn hơn là từng phần của bức tranh.

Công thức xây dựng nội dung và câu chuyện cho Elevator Pitch.

Ở khía cạnh kinh doanh, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm marketing nói chung cũng có thể sử dụng các câu chuyện theo cách tương tự để giải thích rõ ràng cho một ý tưởng hay đề xuất phức tạp nào đó.

Dưới đây là một số nguyên tắc bạn có thể tham khảo khi xây dựng các câu chuyện, các bản tóm tắt hay nội dung cho Elevator Pitch.

Câu chuyện trong Elevator Pitch cần ngắn gọn.

Hai nhà đồng sáng lập của gã khổng lồ tìm kiếm Google là Sergey Brin và Larry Page, trong một buổi trình bày ý tưởng kinh doanh của mình với sản phẩm là công cụ tìm Google tới các nhà đầu tư, 2 nhà đồng sáng lập này nói: “Google là công cụ giúp sắp xếp thông tin của toàn thế giới và tất cả mọi người dùng toàn cầu đều có thể truy cập nó.”

Đoạn giới thiệu ngắn gọn này sau đó đã mang về vòng tài trợ lớn đầu tiên cho Google.

Câu chuyện phải dễ nói và dễ nhớ.

Bạn hãy xem việc chuẩn bị nội dung cho Elevator Pitch như là các bài tập về nhà, hãy thử thách bản thân bằng cách giữ cho nó dễ nói và dễ nhớ nhất, 100 ký tự có thể là quá đủ để bạn thể hiện.

Câu chuyện phải xác định “một điều” mà bạn muốn người nghe (đối tượng mục tiêu) ghi nhớ nhất.

Nói đến chiến lược này, cố nhà sáng lập Apple, Steve Jobs là một thiên tài.

Vào năm 2001, khi chiếc iPod đầu tiên được ra mắt, ông nói: “Nó cho phép bạn mang theo 1.000 bài hát trong túi của mình.”

Cũng theo cách tiếp cận tương tự vào năm 2008, MacBook Air là “máy tính xách tay mỏng nhất thế giới”. Apple vẫn sử dụng chiến lược này cho đến ngày nay.

Ở khía cạnh bán hàng (Sales), với tư cách là khách hàng (người mua), họ cũng cần “một điều” này. Ví dụ nếu bạn là nhân viên bán hàng, thay vì đề cập đến chi tiết các tính năng của sản phẩm vốn rất dài và khó nhớ, bạn có thể nói: Sản phẩm của chúng tôi sẽ giảm 80% hóa đơn điện thoại di động của công ty bạn.”

Kết luận.

Trên đây là những kiến thức quan trọng nhất cần biết về thuật ngữ Elevator Pitch. Bằng cách hiểu được bản chất thực sự của Elevator Pitch là gì, cách xây dựng một câu chuyện thành công cho Elevator Pitch và hơn thế nữa, bạn có nhiều cơ hội hơn để giành được hợp đồng từ khách hàng, cơ hội được đầu tư từ nhà đầu tư hay đơn giản là có được sự quan tâm từ đối tượng mục tiêu với các bài truyết trình nhanh của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …