Skip to main content

Landing Page là gì? Ví dụ về Landing Page trong Marketing

26 Tháng Mười, 2022

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu tất cả các thông tin cần biết về thuật ngữ Landing Page (Trang đích) như: Landing Page là gì, sự khác biệt giữa Landing Page và Website, cách xây dựng Landing Page để bán hàng, một số ví dụ điển hình về Landing Page trong Marketing, các loại Landing Page phổ biến và và hơn thế nữa.

landing page là gì
Landing Page là gì? Ví dụ về Landing Page trong Marketing

Landing Page hiểu một cách đơn giản là một trang web được thiết kế theo cách đơn giản nhất nhằm phục vụ cho một số ít các mục tiêu cụ thể. Khi nói đến việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng một Landing Page hấp dẫn là chiến lược ưu tiên hàng đầu mà bất cứ người làm marketing nào cũng nên thử. Tuy nhiên, để có thể làm được điều này, bạn cần hiểu bản chất thực sự của một .

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Landing Page là gì?
  • Sự khác biệt giữa Landing Page với Website là gì?
  • Tại sao phải xây dựng Landing Page để tìm kiếm khách hàng và bán hàng.
  • Thấu hiểu khái niệm Landing Page trong Marketing.
  • Những bước cơ bản nhất để thiết kế một Landing Page tiêu chuẩn là gì?
  • Một số chiến thuật để tạo và tối ưu Landing Page.
  • Một số ví dụ về mẫu Landing Page trong thực tế.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Landing Page là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

1. Landing Page là gì?

Landing Page trong tiếng việt có nghĩa là Trang đích.

Landing Page là một webpage độc lập được thiết kế chuyên biệt để sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo hoặc marketing với các mục tiêu cụ thể.

Landing Page là nơi mà khách hàng tiềm năng sẽ ghé thăm sau khi tương tác với thương hiệu (chẳng hạn như từ quảng cáo).

Không giống như các trang web (website), thường có nhiều mục tiêu khác nhau và thường là hướng tới toàn bộ các hoạt động kinh doanh của một thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể, những gì mà các Landing Page nhắm mục tiêu là một hoặc một vài hành động cụ thể từ phía khách hàng thông qua cái được gọi là lời kêu gọi hành động (viết tắt là CTA).

Chính việc tập trung vào một số ít mục tiêu này mà các Landing Page là cách hoàn hảo để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch Marketing, giảm chi phí bán hàng cũng như giảm chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng mới.

2. Sự khác biệt giữa Landing Page với Website là gì?

Như đã đề cập ở trên, trong khi các doanh nghiệp có thể chỉ sử dụng một trong hai nền tảng này vì một lý do nào đó thì về bản chất đây vẫn là hai điểm đến khác nhau được sử dụng với những mục tiêu marketing khác nhau.

Nếu như với website, doanh nghiệp có thể đưa lên tất cả những gì liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu như danh sách toàn bộ các sản phẩm, lịch sử hình thành doanh nghiệp hay văn hoá của doanh nghiệp.

Với các Landing Page, doanh nghiệp chỉ nên xây dựng ngắn gọn và hướng tới một hoặc một số ít mục tiêu chẳng hạn như đăng ký tư vấn, đăng ký nhận khuyến mãi hay mua hàng.

3. Một số ví dụ về Landing Page.

3.1 Ví dụ về Landing Page của Wistia.

3.2 Ví dụ về Landing Page của Shopify.

3.3 Ví dụ về Landing Page của Wise.

4. Tại sao phải xây dựng Landing Page để tìm kiếm khách hàng và bán hàng.

Nó không giống như việc bạn đăng sản phẩm vào trong 1 danh sách dài các sản phẩm của thương hiệu trên website hay trên sàn thương mại điện tử.

Landing Page thường được sử dụng để tạo ra khách hàng tiềm năng, thậm chí là người mua hàng, của một mặt hàng, một loại dịch vụ cụ thể nào đó, hoặc của một chương trình marketing của một thương hiệu. 

Toàn bộ nội dung trong Landing Page đó sẽ chỉ tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ, hoặc chương trình Marketing đó mà thôi. Khách hàng của bạn tiếp nhận một cách rất tập trung các nội dung này, không bị phân tán sang các nội dung khác như trên website.

Chính vì thế mà khả năng tạo ra chuyển đổi của Landing Page sẽ cao hơn trên website nhiều lần.

Đó chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa Landing Page và các trang web thông thường – sự tập trung.

Khách hàng thật ra rất đơn giản. Họ làm theo những gì bạn đang chỉ đường dẫn lối cho họ, tất nhiên là nếu điều đó hấp dẫn và đúng nhu cầu họ đang tìm kiếm.

Tuy nhiên sẽ thật tệ hại nếu như trong quá trình tiếp cận, bạn lại trao đến cho họ quá nhiều thứ, quá nhiều con đường để đi. Họ lúng túng, và bạn biết không, họ sẽ chọn một thương hiệu khác, có con đường dễ đi hơn.

Do đó mà sự tập trung mà Landing Page đem đến lại có thể mang lại sự hiệu quả phi thường.

5. Thấu hiểu khái niệm Landing Page trong Marketing.

  • Landing Page là một Page hay Trang riêng biệt được thiết kế cho từng mục riêng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay bán hàng.
  • Các Landing Page thường được thiết kế theo hình thức đơn giản (một trang) và ít tính năng để từ đó có thể hướng khách hàng đến hành động chính.
  • Một doanh nghiệp hay thương hiệu thường có nhiều Landing Page khác nhau phục vụ cho nhiều mục tiêu marketing khác nhau.
  • Các Landing Page thường được kết nối thẳng đến các nền tảng lưu trữ dữ liệu khách hàng chẳng hạn như CRM.
  • Ngoài việc tự thiết kế, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các nền tảng như HubSpot hay Unbounce để tạo Landing Page bằng các bước kéo thả đơn giản.

6. Một số chiến thuật để tạo và tối ưu Landing Page.

Landing Page hay Trang đích không phải lúc nào cũng là hình thức đăng ký phổ biến nhất, nhưng chúng có tiềm năng đẩy nhanh nỗ lực tạo khách hàng tiềm năng thông qua chiến lược thiết kế và nội dung hiệu quả.

Một số chiến thuật để tối ưu Landing Page.
Một số chiến thuật để tối ưu Landing Page.

Các trang đích được tối ưu hóa tốt sẽ có khả năng chuyển đổi từ traffic thành khách hàng tiềm năng (Lead). Bạn có thể nghĩ rằng, quá trình xây dựng Landing Page của bạn giống như xây dựng một cửa hàng.

Bạn đang mở cửa hàng, chào đón khách hàng bằng những lời mời gọi hấp dẫn, sau đó sử dụng những chiến thuật để giữ chân và thúc đẩy khả năng khám phá của khách hàng. Cuối cùng, khách hàng của bạn sẽ mua một thứ gì đó trước khi rời khỏi cửa hàng.

Dưới đây là 4 nguyên tắc thiết kế Landing Page bạn có thể tham khảo để tăng cường khả năng tạo khách hàng tiềm năng.

  • Viết những nội dung rõ ràng và chính xác để truyền tải giá trị của bạn.
  • Tăng cường tương tác với khách hàng bằng video.
  • Giới hạn khả năng điều hướng và thêm lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.
  • Xây dựng trang đích với một chiến lược toàn diện.

Viết những nội dung rõ ràng và chính xác để truyền tải giá trị của bạn.

Để có được những kết quả với chất lượng cao nhất, các trang đích phải truyền đạt các giá trị của một ưu đãi (hoặc đề xuất) một cách dễ hiểu và nhanh chóng nhất – cho dù đó là một chương trình khuyến mãi có giới hạn hay lời mời tham dự một sự kiện ảo.

Hãy rõ ràng và tránh sử dụng các biệt ngữ khó hiểu.

Một trang đích được xây dựng tốt phải cho đối tượng mục tiêu của họ biết họ nên cung cấp những gì để đổi lấy những thứ ngược lại (thường là thông tin người dùng), nó có thể giúp giải quyết vấn đề của họ như thế nào  và chính xác thì họ sẽ nhận được gì.

Điều quan trọng là bạn phải nghĩ về những sợ hãi và nỗi đau (pain points) của các khách hàng đặc trưng của bạn.

Hãy minh bạch bằng cách cung cấp những thông tin rõ ràng và toàn diện – đặc biệt là khi đề cập đến các yếu tố như chi phí bổ sung, đừng cố gắng lừa dối khách hàng của bạn.

Tăng cường tương tác với khách hàng bằng video.

Một bức tranh có giá trị bằng một nghìn từ, và một video có giá trị bằng một triệu từ.

Thêm hình ảnh và video hấp dẫn vào trang đích giúp thu hút sự chú ý và có thể cải thiện hiệu quả tỷ lệ chuyển đổi trên trang.

Theo một nghiên cứu của HubSpot về các trang đích, 30% các trang đích hàng đầu có nội dung là video. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là hình ảnh phải có liên quan và bổ sung cho lời kêu gọi hành động (CTA), thay vì gây thêm sự nhầm lẫn và mất tập trung.

Giới hạn khả năng điều hướng và thêm lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.

Mục tiêu của trang đích là để khách hàng tiềm năng cung cấp những thông tin của họ để đối lấy những nội dung hoặc ưu đãi tương ứng.

Do đó, khả năng điều hướng trang (page navigation) nên được giữ ở mức tối thiểu và kết hợp với CTA được trình bày rõ ràng để giúp khách hàng nhanh chóng thấy được giá trị.

Một hành động như “Tải xuống”, “Đăng ký” hoặc một CTA có liên quan khác được thêm ở đầu, giữa và cuối trang đích có thể thu hút nhiều chuyển đổi hơn vì người dùng không phải tìm kiếm các bước tiếp theo. Các CTA được cá nhân hóa hoặc CTA thông minh có thể giúp chuyển đổi tốt hơn 202% so với các CTA mặc định. (Theo số liệu từ HubSpot).

Xây dựng trang đích với một chiến lược toàn diện.

Theo báo cáo về điểm tiêu chuẩn trong marketing (marketing benchmarks) của HubSpot, các doanh nghiệp thấy lượng khách hàng tiềm năng tăng của họ tăng 55% khi tăng số lượng trang đích của họ từ 10 lên 15.

Các chiến lược trang đích thành công là chiến lược sử dụng các trang đích khác nhau để nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng cụ thể tùy thuộc vào nơi họ đã từng nhấp qua trước đây hoặc cách mà thương hiệu nhắm mục tiêu.

Theo Google, việc cải thiện mức độ liên quan cho các trang đích của bạn với các nhóm đối tượng khác nhau cũng có thể dẫn đến các vị trí quảng cáo tốt hơn – trải nghiệm các trang đích của bạn càng tốt, thì quảng cáo của bạn càng có nhiều khả năng được hiển thị ở những vị trí cao hơn.

Nếu bạn đang sử dụng Google Ads để thúc đẩy chuyển đổi trên Landing Page, bạn có thể nhập chuyển đổi ngoại tuyến để hiểu toàn bộ giá trị của khách hàng tiềm năng và sau đó sử dụng “Đối sánh khách hàng” để tạo những thông điệp có ý nghĩa trên trang đích, được cá nhân hóa cho các phân khúc khác nhau của những khách hàng tiềm năng.

7. Những bước cơ bản nhất để xây dựng và thiết kế một Landing Page tiêu chuẩn là gì?

Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các bước để bạn và thương hiệu của bạn có thể sở hữu những Landing Page tuyệt vời nhất, mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao phục vụ mục tiêu tạo dựng danh sách khách hàng tiềm năng đầy chất lượng.

7.1. Bước đầu tiên, biết rõ bạn muốn gì.

Đầu tiên, không quan trọng bạn muốn Landing Page sẽ được xây dựng với format như thế nào, font chữ ra sao, bố cục đẹp đẽ như thế nào.

Cái bạn cần hiểu rõ nhất là Landing Page của bạn đang được xây dựng để phục vụ mục đích gì? Điều đó sẽ trở thành chuyển đổi mục tiêu của bạn cho các phương thức quảng cáo sau này.

Ví dụ, khi bạn có một cuốn sách mới ra mắt. Bạn muốn có thêm nhiều lượt tải. Bằng việc có được những lượt tải này, bạn sẽ có 1 danh sách khổng lồ dữ liệu các khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến lĩnh vực của bạn.

Vậy chuyển đổi mà bạn đang mong muốn trong Landing Page của mình khá rõ ràng rồi đó. Khách hàng truy cập vào Landing Page, sau đó họ sẽ bấm nút tải sách. Trang của bạn sẽ hiển thị một popup form để khách hàng điền thông tin.

Sau khi hoàn tất quá trình này, khách hàng sẽ nhận được 1 email tài liệu gửi đến ngay lập tức. Và bạn cũng đã sở hữu cho mình thêm 1 khách hàng tiềm năng trong danh sách hàng trăm nghìn khách hàng khác.

Một ví dụ khác, không phải với mục tiêu bán sách. Bạn đang muốn khách hàng đăng ký sử dụng một sản phẩm SAAS của mình. Vậy hãy xem chuyển đổi về “đăng ký dùng thử” là mục tiêu quan trọng nhất mà Landing Page cần đạt được.

7.2. Xây dựng một nội dung hoàn hảo cho chuyển đổi.

Tiếp theo sau việc xác định mục tiêu, bạn cần lên cho mình một nội dung có khả năng đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất có thể. 

Việc xây dựng nội dung, không hề đơn giản.

Có rất nhiều công thức cho việc xây dựng nội dung, như AIDA, SSS, PAS,… Dùng công thức nào cũng được, miễn là bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng, hiểu được họ thật sự muốn nghe thấy điều gì, họ thực sự đang cần giải pháp gì và động lực nào sẽ khiến họ mua hàng.

Hiểu khách hàng, cũng không hề đơn giản. Bạn phải nắm bắt được vấn đề, nhu cầu, từ đó kích hoạt các loại cảm xúc cẩn thiết.

Một số gạch đầu dòng sau về cảm xúc/ động lực hành động của khách hàng sẽ rất hữu ích cho bạn:

  • Cảm giác trở thành người dẫn đầu, chiến thắng, là những người đầu tiên sở hữu những sản phẩm danh giá.

Ví dụ: Apple đã rất thành công với việc kích hoạt cảm xúc này của người tiêu dùng. Những tín đồ iPhone hẳn luôn mong chờ từng ngày về việc ra mắt các sản phẩm iPhone mới để trở thành “số ít người sở hữu đầu tiên”.

  • Thoát khỏi những phiền toái, nỗi sợ trong cuộc sống.

Sẽ không có một ví dụ cụ thể về một thương hiệu cho đầu mục này, vì nó có quá nhiều. Các thương hiệu hàng tiêu dùng luôn áp dụng loại cảm xúc này trong đa số các quảng cáo của mình để chinh phục khách hàng.

  • Chăm sóc, quan tâm đến những người thân xung quanh.

Các thương hiệu bán đồ chơi cho trẻ em, họ luôn biết cách xây dựng nội dung một cách khéo léo nhất để những bậc phụ huynh cảm thấy rằng: Ồ! Đây thực sự là món đồ chơi dành cho con mình rồi.

  • Được xã hội công nhận.

Đã bao giờ bạn mua một món đồ chỉ vì: Quá nhiều người xung quanh bạn sở hữu nó, và việc bạn không có riêng cho mình 1 chiếc thì thật là lỗi mốt.

Đúng vậy đấy, khi bạn sở hữu 1 sản phẩm và được mọi người xung quanh chào đón nồng nhiệt, đưa những lời khen nức nở, rõ ràng là 1 thứ cảm xúc gây nghiện.

Còn nhiều trạng thái cảm xúc giúp bạn chuyển đổi khách hàng của mình. Hãy đặt bản thân vào chính khách hàng, và cảm nhận nhé.

Nếu có nhiều lý do cho khách hàng của bạn để họ có thể hành động, đừng ngại đưa tất cả vào trong Landing Page. Nó chỉ có lợi, không có hại đâu!

7.3. Tiến hành xây dựng Landing Page tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách bắt đầu với 1 tên miền.

Bước này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi không thể tìm thấy một miền .com có ​​sẵn, cảm giác ai đó cũng có chung ý tưởng với bạn vậy. Tuy nhiên:

  • Có rất nhiều tùy chọn ngoài tên miền .com và tất cả chúng đều hiệu quả như nhau.
  • Có một công cụ thú vị sẽ giúp bạn chọn một miền tuyệt vời và thậm chí giúp xây dựng thương hiệu.

Namify là công cụ đó! Công cụ này cho phép bạn tìm thấy một tên thương hiệu thú vị trong vài phút. Không giống như các trình tạo tên miền khác, nó tập trung vào các tên ngắn tạo liên kết thích hợp và dễ nhớ. Bạn sẽ thích những ý tưởng đó.

Ví dụ về Landing Page của Namify
Ví dụ về Landing Page của Namify

Cuối cùng, Namify sẽ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực quan của bạn (logo và bảng màu) để bạn sử dụng ngay lập tức.

7.4. Thiết lập trang Landing Page của bạn.

Khi xây dựng Landing Page, hãy cố gắng để việc thiết lập trở nên dễ dàng hết sức có thể. Vì bạn sẽ cần thay đổi nội dung rất nhiều có được 1 Landing Page hoàn hảo. Với ý nghĩ đó, bạn nên sử dụng WordPress, điều này giúp tạo một trang web cực kỳ dễ dàng.

Đây là hướng dẫn chi tiết thân thiện với người mới bắt đầu về cách tạo trang web WordPress . Tất cả những gì bạn cần là làm theo các bước.

Và đây là một bộ sưu tập khổng lồ các chủ đề WordPress một trang (cả miễn phí và trả phí) dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với bảng màu, biểu trưng hoặc thương hiệu chính của bạn đã chọn.

Có rất nhiều chủ đề WordPress một trang để bạn lựa chọn.

Sau khi thiết lập cơ bản hoàn tất, đã đến lúc tạo nội dung của bạn. Để dễ dàng hơn, hãy thử chạy Trình tối ưu hóa văn bản cho truy vấn tìm kiếm cốt lõi của bạn – về cơ bản nó sẽ viết nội dung cho bạn.

Ví dụ về Landing Page của Optimizer.
Ví dụ về Landing Page của Optimizer.

Hãy sử dụng trình tối ưu hóa văn bản để tạo cấu trúc cốt lõi cho trang của mình: tiêu đề phụ, phần giới thiệu và các điểm chính cần được đề cập. Sau đó, bạn hãy viết văn bản của mình. Đây là công cụ tăng năng suất viết lách lớn nhất mà tôi từng thử.

Vì đây sẽ là một Landing Page tập trung vào việc thu thập khách hàng tiềm năng, sử dụng Trình tối ưu hóa văn bản là một ý tưởng tuyệt vời vì nó cũng là một công cụ tối ưu hóa ý định đảm bảo bản sao của bạn đáp ứng kỳ vọng của khách truy cập trang web và do đó tăng chuyển đổi.

7.5. Thiết lập Kênh tạo khách hàng tiềm năng của bạn.

Cuối cùng, thiết lập các công cụ tạo khách hàng tiềm năng rõ ràng là điều bạn sẽ tập trung vào. Rõ ràng, bạn sẽ cần tiếp tục thử nghiệm với từ ngữ và vị trí CTA của mình, nhưng đây là một vài ý tưởng để bạn bắt đầu:

5.1 Thiết lập các biểu mẫu tạo khách hàng tiềm năng của bạn.

Ngày nay, việc thiết lập biểu mẫu tạo khách hàng tiềm năng không yêu cầu bất kỳ kỹ năng kỹ thuật nào.

Dưới đây là một số công cụ tạo biểu mẫu trực tuyến dễ sử dụng mà bạn có thể sử dụng để tạo biểu mẫu thu thập khách hàng tiềm năng từ khách truy cập trang web của mình.

Ví dụ về Landing Page của wpforms.
Ví dụ về Landing Page của wpforms.

Đừng ngại đánh cược các biểu mẫu web tạo khách hàng tiềm năng của bạn và khiến chúng trở nên thú vị!

5.2 Triển khai các trình kích hoạt tương tác phụ.

Cho dù các biểu mẫu web của bạn có thú vị đến đâu, phần lớn khách truy cập trang web của bạn có thể cảm thấy cảnh giác khi cung cấp cho bạn địa chỉ email của họ. Một số người có thể vội vàng; những người khác có thể không đủ tin tưởng vào thương hiệu của bạn.

Bất kể lý do là gì, những người này có thể sẵn sàng chuyển đổi một chút sau đó. Vì vậy, việc tạo ra các trình kích hoạt tương tác bổ sung sẽ rất hữu ích:

  • Cài đặt Facebook pixel/ Facebook API để có thể tiếp cận những khách truy cập đó thông qua quảng cáo Facebook. 
  • Hãy thử sử dụng một chatbot thông minh hoặc các tiện ích phản hồi để khiến những người đó trò chuyện với bạn mà không cần chia sẻ thông tin cá nhân của họ. Điều này có thể khuyến khích họ theo dõi kênh chuyển đổi của bạn sau này.
  • Sử dụng nhiều chiến thuật tối ưu hóa chuyển đổi thúc đẩy lưu lượng truy cập (Traffic) để thu hút nhiều khách truy cập trang web của bạn hơn. Hãy nhớ rằng một số chiến thuật tối ưu hóa chuyển đổi nhất định cũng sẽ cải thiện thứ hạng của bạn , vì vậy nó rất đáng để bạn nỗ lực.

5.3 Kiểm tra A / B thường xuyên.

Một lần nữa, đây sẽ là một quá trình liên tục: Khi nói đến việc tạo ra khách hàng tiềm năng, không bao giờ có “đủ tốt”. Bạn cần thử nghiệm với các trình kích hoạt tương tác mới và thay đổi biểu mẫu của mình thường xuyên.

Đây là nơi thử nghiệm A / B để xác định chiến thuật làm việc tốt hơn của bạn luôn là một ý tưởng hay. Tôi biết nhiều nhà tiếp thị né tránh thử nghiệm A / B vì nó được coi là quá kỹ thuật. Finteza là một công cụ phân tích trang web giúp thử nghiệm A / B trở nên dễ dàng và có sẵn cho bất kỳ ai. Đây là cách chạy thử nghiệm A / B bằng Finteza.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Landing Page là gì?

  • Một Landing Page thường bao gồm những thành phần chính là gì?

Một Landing Page thường có các phần như: code (nền tảng để xây dựng nên Landing Page), giao diện (phần người dùng sẽ nhìn thấy và tương tác), nội dung (những thông tin hay thông điệp xuất hiện trên Landing Page) và phần cuối cùng là tích hợp (nơi sẽ lưu trữ dữ liệu của khách hàng khi họ bắt đầu để lại thông tin).

  • Landing Page trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Landing Page có thể được hiểu là Trang đích, Trang tư vấn hay Trang bán hàng tuỳ vào từng mục tiêu và cách sử dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm quan trọng của Landing Page là chỉ hướng tới một hoặc một số ít mục tiêu cụ thể.

  • Landing Page Builder là gì?

Là các nền tảng tự thiết kế Landing Page. Người dùng có thể sử dụng công cụ này để tạo Landing Page bằng các bước đơn giản. HubSpot và Unbound là hai trong số đó.

  • Landing Page mẫu là gì?

Là những mẫu (framework), hay các giao diện Landing Page có sẵn. Thay vì doanh nghiệp tự tạo mới, họ có thể sử dụng ngay các mẫu này.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Landing Page hay còn được gọi là Trang đích.

Khởi tạo Landing Page hay không có vẻ không phải một câu hỏi hay. Thay vào đó, bạn nên tìm cách xây dựng những trang đích này có khả năng tối ưu chuyển đổi và tạo khách hàng tiềm năng tốt nhất, phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Bằng cách hiểu landing page là gì và nó khác với website như thế nào, bạn có thể bắt đầu xây dựng những Landing Page hiệu quả cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thành Đàm | MarketingTrips 

Nguồn: MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…