Marketing with Purpose: Chiến lược xây dựng niềm tin và giá trị cho thương hiệu
Thông qua một báo cáo mới đây từ Microsoft với tên gọi “Marketing with Purpose”, những người làm marketing được truyền cảm hứng từ việc xây dựng chiến lược, nghiên cứu, thấu hiểu insight của khách hàng, đến các chiến thuật có thể hành động để xây dựng niềm tin và giá trị của thương hiệu.
Với tư cách là một marketer, khi nói đến yếu tố “có mục đích”, chúng ta thường nghĩ đến các chiến lược marketing có thể giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn hay sử dụng một vài các chỉ số truyền thống để chứng minh cho mức độ hiệu quả, tuy nhiên, khái niệm “Marketing có mục đích” (Marketing with Purpose), lại mang nhiều ý nghĩa hơn thế.
Từ các nỗ lực để truyền thông giá trị của thương hiệu một cách chân thực trong quảng cáo, đến cách chúng ta tổ chức vận hành các hoạt động kinh doanh, những thứ có thể hỗ trợ các cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp, tất cả những điều này có thể cung cấp những điểm kết nối (Connection Point) quan trọng tới mọi người (khách hàng) để từ đó xây dựng nên những mối quan hệ có ý nghĩa và đầy niềm tin với thương hiệu.
Trong thế giới ngày nay, “Mục đích” sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng giá trị thương hiệu, giá trị nhân viên và cả giá trị khách hàng. Và đây chính là lúc cuộc hành trình “Marketing with Purpose” của bạn chính thức được bắt đầu.
Marketing with Purpose là gì?
Nằm trong vô số các cách thức tiếp cận marketing khác, Marketing with Purpose hướng đến việc xây dựng nên một thương hiệu luôn được chào đón trong cuộc sống của mọi người bằng cách có được sự tin tưởng và duy trì giá trị của họ cũng như giá trị của thương hiệu.
Niềm tin sau đó sẽ nhanh chóng phát triển thành lòng trung thành (Brand Loyalty) bằng cách nhận ra giá trị của mọi người và phản ứng lại các giá trị đó một cách chân thực nhất.
Đó chính là ý nghĩa sâu xa đằng sau khái niệm “Marketing with Purpose”.
Các thành phần cốt lõi của niềm tin (Brand Trust) .
Thông qua các nghiên cứu khác nhau, nhóm nghiên cứu của Microsoft đã xác định được 3 yếu tố cốt lõi mà những người làm marketing phải ghi nhớ khi xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu của mình. 3 yếu tố đó là:
- Trách nhiệm (Responsibility).
- Giá trị (Values).
- Sự đa dạng (Inclusion).
Như bạn có thể thấy qua mô hình ở trên, Niềm tin với thương hiệu (Brand Trust), Tình yêu thương hiệu (Brand Love) và Lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) được xây dựng dựa trên 3 nền tảng đó là trách nhiệm, giá trị và sự đa dạng.
Và tính chân thực (Authentic Marketing) là một trong những thuộc tính quan trọng nhất để xây dựng niềm tin và tình yêu của khách hàng với thương hiệu.
Bạn có thể tải xuống bản báo cáo đầy đủ tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips