Skip to main content

Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

13 Tháng Hai, 2022

Trong khi thất bại là cảm xúc không mấy dễ chịu, đối với người làm marketing, để có thể trở thành một marketer giỏi thì việc chấp nhận thất bại lại là một cách thông minh.

trở thành marketer giỏi
Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

Nếu bạn đang là một marketer, bạn có thể tìm kiếm cho mình vô số các cách khác nhau để học hỏi và phát triển bản thân. Có thể bạn chọn cách giam gia một khoá học về marketing nào đó, tham dự các buổi hội thảo ngành hay đơn giản là tự nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong khi bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức bên ngoài, sự thay đổi lớn nhất trong sự nghiệp của bạn lại đến từ sự thay đổi bên trong tâm lý, tư duy hoặc thái độ làm việc của bạn – và một trong những cách hiệu quả nhất để phát triển điều này là chấp nhận các thất bại.

Tại sao chấp nhận thất bại lại có thể tạo ra những động lực mạnh mẽ đến vậy?

Advertisement

Có 3 lý do chính để bạn nên chấp nhận thất bại với tư cách là một người làm marketing để có thể trở thành một marketer giỏi.

1. Chấp nhận thất bại khuyến khích bạn thử nghiệm nhiều hơn.

Một khi bạn không sợ hãi về các kết quả cuối cùng (có thể xảy ra), bạn sẽ sẵn sàng nhiều hơn trong việc thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân và tập trung để thử một chiến thuật mới nào đó mà bạn chưa từng dám trong quá khứ.

Vì bạn có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hơn, bản cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong tất cả các hành động của mình.

Trong khi thế giới marketing vẫn liên tục chuyển đổi với nhiều xu hướng mới, hành vi người tiêu dùng lại chưa bao giờ dừng lại, việc thử những cái mới hay dành một phần nguồn lực nhất định để theo đuổi các chiến lược mới luôn đảm bảo thương hiệu có thể tạo ra những bước đi táo bạo hơn so với đối thủ của mình.

Advertisement

2. Thất bại thường là cách tốt nhất để học hỏi.

Không ít marketer luôn mong muốn “ai đó” đưa ra sẵn cho mình những mô hình chiến lược được cho là hiệu quả vì họ sợ phải mất thời gian cho thử nghiệm và học hỏi.

Tuy nhiên trên thực tế, không có bất cứ một mô hình hay chiến thuật nào có thể được áp dụng tương tự cho các doanh nghiệp khác nhau. Ngay cả hai doanh nghiệp đang kinh doanh trên cùng một ngành hàng thì quy mô kinh doanh khác nhau cũng đòi hỏi các mô hình chiến lược khác nhau.

Học cách đón nhận thất bại giúp mở ra cho bạn những bài học và phương thức mới, thứ mà những người sợ thất bại (đối thủ) không bao giờ có và hiểu được chúng.

Advertisement

3. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu bạn muốn trở thành marketer giỏi.

Theo nhiều cách khác nhau, thất bại là điều không thể tránh khỏi trong lĩnh vực marketing nói chung. Không sớm thì muộn, nếu bạn tiếp tục xây dựng và phân phối quảng cáo theo những cách mới hay tiếp cận thử các nhóm đối tượng mới, những kết quả không mong muốn là điều hết sức bình thường trong các giai đoạn đầu.

Một số người làm marketing vì không chịu được các cảm xúc này, họ không có đủ tự tin hoặc bản lĩnh để tiếp tục thử nghiệm và khi đó họ có ít cơ hội hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Ngược lại, với những ai hiểu được bản chất của các thất bại, tìm cách đón nhận và học hỏi từ nó, nhiều kết quả bất ngờ sẽ đợi họ ở phía trước.

Advertisement

Làm thế nào để đón nhận thất bại một cách khôn ngoan.

Nếu bạn đã xem thất bại là điều không thể tránh khỏi khi chọn trở thành một marketer, dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng.

  • Nghiên cứu các chiến dịch thất bại của các thương hiệu lớn: Chắc chắn khi bạn bắt đầu gia nhập và quan tâm đến ngành, những thảm họa PR, những quảng cáo phản cảm hay những thương hiệu để lại ấn tượng xấu với đối tượng mục tiêu là thứ không khó để bạn có thể tiếp cận và học hỏi. Có không ít các thương hiệu phải rời bỏ thị trường vì những chiến lược không phù hợp và cũng có vô số các thương hiệu đã vươn lên từ thất bại, tất cả những bài học đó là dành cho bạn.
  • Xem thất bại là một phần tất yếu: Thất bại trong một thử nghiệm là một phần quan trọng của việc tìm hiểu xem điều gì sẽ làm cho một chiến dịch trở nên hiệu quả hơn.
  • Cam kết học hỏi ít nhất là điều gì đó sau mỗi lần thất bại: Thất bại sẽ trở nên thật vô nghĩa nếu sau mỗi lần thất bại đó bạn không rút ra được bất cứ bài học hay kinh nghiệm nào cho bản thân và đội nhóm của mình.
  • Đặt ra những kỳ vọng mới cho cả khách hàng và đội nhóm: Hãy trò chuyện với đội nhóm của bạn về thái độ của họ đối với các thất bại và những gì họ cần làm để trở thành một marketer giỏi hơn. Mặt khác với khách hàng, đừng quên rằng họ cũng luôn mong đợi những giải pháp tốt hơn từ thương hiệu của bạn.
  • Thất bại có mục đích: Rõ ràng là bạn không thể lãng phí ngân sách của doanh nghiệp theo những cách vô nghĩa. Những thất bại có mục đích sẽ khiến bạn thoải mái hơn với khái niệm thất bại đồng thời, giá trị nhận được trên mỗi lần thất bại cũng cao hơn.

Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn với những thất bại của chính mình, bạn có nhiều cơ hội hơn để tạo ra các chiến dịch sáng tạo và đổi mới hơn.

Sự thoải mái với thất bại cũng mang lại cho thương hiệu những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và khả năng phục hồi là nhanh nhất trong khi các thương hiệu khác đang sụp đổ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement