7 sức ép lớn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt và vượt qua (P1)
Trong nhiều thập kỷ trước, các giám đốc điều hành thường được đặc trưng với khả năng lãnh đạo theo kiểu ra lệnh và kiểm soát. Ngày nay, họ thường được khuyên phải nhanh nhẹn hơn, thích nghi tốt hơn và ít kiểm soát hơn.
Trong nhiều nghiên cứu qua những năm gần đây, phong cách lãnh đạo kiểu ra lênh và kiểm soát đã không còn phù hợp. Thay vì nói với mọi người cần phải làm gì, các nhà lãnh đạo nên hỏi họ những câu hỏi mở để có thể biết rõ hơn về việc mình nên làm gì.
Thay vì bám sát chính xác vào các kế hoạch, họ nên điều chỉnh mục tiêu khi có các dữ liệu hay thông tin mới. Thay vì đánh giá bằng cảm tính, một nhà lãnh đạo nên dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định (data-driven decisions making).
Hãy gọi mô hình lãnh đạo kiểu cũ là truyền thống và mô hình mới đang nổi lên là hiện đại.
Một thách thức đặt ra là, trong thế giới mới này, hầu hết các giám đốc điều hành cần phải giỏi cả hai phong cách lãnh đạo đó mới có thể thành công.
Có nghĩa là, bất kỳ nhà lãnh đạo nào chỉ dựa vào quyền lực để quản lý cũng đều không thể tránh khỏi các thất bại; và ngược lại, nếu các nhà lãnh đạo dân chủ quá mức, thì cũng không thể điều hành doanh nghiệp một cách bền vững.
Trong các cuộc khảo sát và phỏng vấn với hàng trăm nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 07 sức ép hay căng thẳng cốt lõi giữa hai phong cách lãnh đạo theo kiểu truyền thống và hiện đại.
Dưới đây là chi tiết về những sức ép, những rủi ro tiềm ẩn nếu các nhà lãnh đạo bỏ qua chúng và các chiến lược đối phó để cân bằng giữa cả hai cách tiếp cận.
Sức ép 1: Chuyên gia vs Người học.
Thông thường, các nhà lãnh đạo xây dựng sự nghiệp của họ bằng cách phát triển chuyên môn sâu ở một số phạm vi nhất định và mức độ năng lực này sẽ ngày càng tăng khi họ tiến lên các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp.
Các tổ chức cho rằng họ sẽ có thể mang lại những cái nhìn sâu sắc hơn và có phương án giải quyết tốt hơn cho các thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Tuy nhiên, trong cách tiếp cận hiện đại, các nhà lãnh đạo phải chấp nhận rằng kiến thức chuyên môn của họ vẫn còn hạn chế (trong một số trường hợp nó có thể là lỗi thời) và phải cởi mở hơn để học hỏi từ người khác.
Điều này đặc biệt đúng khi nói đến các kiến thức kỹ thuật số, vì rất nhiều nhà lãnh đạo được giao nhiệm vụ dẫn đầu trong các chiến lược chuyển đổi số không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ đưa ra những quyết định tồi tệ hoặc không phù hợp với doanh nghiệp.
Sức ép 2: Người cố định vs Kẻ thích nghi.
Phương pháp lãnh đạo kiểu truyền thống coi trọng sự chắc chắn và nhất quán trong việc ra quyết định; những nhà lãnh đạo giỏi là những nhà lãnh đạo luôn một lòng trung thành với những quyết định của họ.
Ngược lại, cách tiếp kiểu hiện đại thừa nhận rằng trong một môi trường luôn thay đổi nhanh chóng, các quyết định thường cần phải được điều chỉnh và tối ưu, và việc thay đổi hướng đi để thích nghi với những thông tin mới là điểm mạnh chứ không phải điểm yếu.
Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ bị quá cứng nhắc và không linh hoạt.
Sức ép 3: Nhà chiến thuật vs Người có tầm nhìn.
Phương pháp lãnh đạo kiểu truyền thống yêu cầu sự rõ ràng trong việc vận hành và các kế hoạch phải được xác định rõ ràng.
Cách tiếp cận kiểu hiện đại cho thấy rằng các nhà lãnh đạo cần có một tầm nhìn rõ ràng về nơi họ thực sự muốn đến, mà không nhất thiết phải cần một lộ trình cụ thể trong việc làm thế nào để đạt được điều đó. Yêu cầu quan trọng nhất của họ lúc này là một tầm nhìn đủ xa để các đội nhóm có thể nhìn vào đó để tiến lên phía trước.
Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ không cung cấp đủ mục tiêu dài hạn cho các thành viên trong đội nhóm của họ.
Có một thực tế là, những nhân viên tài năng không muốn cống hiến cho những nhà lãnh đạo với tư duy và tầm nhìn quá ngắn hạn.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn