Skip to main content

Các cửa hàng truyền thống sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2022

1 Tháng Ba, 2022

Với sự phát triển mạnh mẽ của yếu tố công nghệ và sức ảnh hưởng từ đại dịch, không ít các dự báo cho rằng, bán hàng tại cửa hàng sẽ bị xoá sổ bởi thương mại điện tử, tuy nhiên sự thật lại có thể diễn ra theo một cách ngược lại.

Bán hàng tại cửa hàng sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2022
Getty Images

Mặc dù trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến hầu hết các sản phẩm, nền tảng phân tích Moody’s kỳ vọng doanh số bán hàng tại các cửa hàng (vật lý) sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2022.

Dưới đây là 5 lý do chính cho điều này.

1. Không có trải nghiệm nào có thể thay thế được trải nghiệm trực tiếp tại các cửa hàng.

Thương mại điện tử mang lại nhiều sự tiện lợi không gì sánh được. Các chiến dịch quảng cáo thông minh trên các nền tảng kỹ thuật số cũng hoàn toàn có thể tác động đến hành vi và nhận thức của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, không có bất cứ trải nghiệm thương hiệu nào có sức ảnh hưởng và gần gũi hơn các trải nghiệm thực tại các cửa hàng, trực tiếp xem sản phẩm và tương tác với nhân viên bán hàng.

Thay vì có được sự tiện lợi từ thương mại điện tử hay những cảm xúc chóng vánh của các quảng cáo kỹ thuật số, các cửa hàng thực hay cửa hàng truyền thống có thể mang lại nhiều hơn thế.

Khi yếu tố công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng có nhiều cách hơn để trải nghiệm sản phẩm tại các cửa hàng, động lực mua sắm tại cửa hàng sẽ càng tăng lên.

Đối với ngành bán lẻ nói chung, những công nghệ như VR, AR, cảm biến hay trí tuệ nhân tạo sẽ là những yếu tố then chốt làm tăng trải nghiệm thực của khách hàng, trong khi khách hàng đến cửa hàng, họ không chỉ tương tác trực tiếp với nhân viên bán hàng, họ còn có cơ hội trải nghiệm hàng loạt các công nghệ hỗ trợ khác.

2. Phần lớn các giao dịch mua bán vẫn diễn ra tại cửa hàng.

Như đã đề cập, trong khi thương mại điện tử có thể rút ngắn tối đa thời gian mua sắm, hầu hết các hàng hoá là thành phẩm (hàng hoá đã được sản xuất nhưng chưa được tiêu thụ hoặc phân phối cho người dùng cuối cùng) sẽ được mua bán trực tiếp tại các cửa hàng.

Mặc dù thương mại điện tử đã liên tục tăng trưởng trong những năm qua, thị phần của nó chỉ chiếm khoảng 13% tổng doanh số toàn ngành bán lẻ trong quý 3 năm 2021.

Khi người tiêu dùng vẫn tiếp tục muốn nhìn thấy, chạm thử và trải nghiệm sản phẩm trước khi ra các quyết định mua hàng, những trải nghiệm thực tế vẫn thể hiện được sức ảnh hưởng của mình.

Thử điểm qua một vài ngành hàng như ô tô, đồ nội thất, quần áo, hay thậm chí là thực phẩm, hầu hết các giao dịch mua hàng diễn ra tại cửa hàng.

3. Các cửa hàng có thể xây dựng lòng trung thành tốt hơn và chuyển đổi cao hơn.

Những ảnh hưởng trực tiếp từ nhân viên bán hàng và những gì khách hàng “chứng kiến” tại cửa hàng có thể là sự khác biệt lớn nhất giữa một cửa hàng trực tuyến và cửa hàng truyền thống.

Trong khi yếu tố con người có mức độ ảnh hưởng khác nhau ở từng ngành hàng khác nhau, ngành bán lẻ và nhà hàng (dịch vụ) lại có sự phụ thuộc lớn hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vì nhân viên bán hàng tại cửa hàng có khả năng quan sát và hiểu khách hàng tốt hơn, hoặc xử lý nhanh nhạy hơn các vấn đề của khách hàng, khách hàng có xu hướng tin tưởng và trung thành hơn với thương hiệu.

Ngoài ra, trong khi có vô số các câu hỏi hay băn khoan, thứ mà khách hàng không thể (hoặc không muốn) tìm kiếm trực tuyến, những giải đáp trực tiếp và trực quan từ nhân viên bán hàng là những ưu điểm khác của các cửa hàng.

4. Tính năng động của các cửa hàng.

Khác với ý tưởng, khi thương mại điện tử phát triển, các cửa hàng vật lý sẽ bị xoá sổ, các cửa hàng trực tuyến giờ đây đóng vai trò bổ sung cho các trải nghiệm của khách hàng trước khi mua hàng.

Khách hàng có thể kiểm tra tính sẵn có của một mặt hàng cụ thể nào đó, tham khảo giá, xem qua các chủng loại hay thậm chí là các chương trình khuyến mãi trước khi quyết định đến cửa hàng.

Để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng, ngoài việc các thương hiệu cần có sự kết hợp liền mạch giữa các trải nghiệm trực tuyến với trải nghiệm ngoại tuyến, những ứng dụng như tính năng định vị địa lý, thực tế tăng cường hay phiếu giảm giá độc quyền cũng có thể giúp nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

5. Mối liên hệ mật thiết giữa các cửa hàng truyền thống với yếu tố giá trị và trải nghiệm.

Nếu với thương mại điện tử hay các cửa hàng trực tuyến, thứ duy nhất mà khách hàng có được chỉ có thể là sản phẩm (hàng hoá), khi khách hàng có thể xem, thử và trải nghiệm không gian tại cửa hàng, thứ mà khách hàng nhận được lại nhiều hơn rất nhiều.

Bằng cách cung cấp những không gian nơi khách hàng có thể phối hợp hình ảnh cá nhân của họ với hình ảnh thương hiệu, hay đưa ra những hoạt động thực tế giúp khách hàng cảm nhận rõ hơn về giá trị của thương hiệu, mức độ gắn kết của họ với thương hiệu có thể được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, khi yếu tố giá cả và dịch vụ sản phẩm giữa các nhà bán lẻ là tương đồng nhau, những trải nghiệm bán lẻ tại các cửa hàng thực tế là thứ tách biệt doanh nghiệp khỏi các cửa hàng bán hàng trực tuyến khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …