Skip to main content

Cách xây dựng một ‘comeback’ với hoạt động kinh doanh của bạn trong 2021

19 Tháng Ba, 2021

Nếu bạn đã phải hứng chịu nhiều tổn thất sau đại dịch và vẫn đang cố gắng chuẩn bị sẵn sàng cho công việc kinh doanh của mình trong bối cảnh hậu đại dịch, đây là những gì bạn nên làm.

Getty Images

Nhiều nhà sáng lập hay điều hành doanh nghiệp chưa bao giờ trải qua những tình cảnh tương tự như thế này trước đây. Giờ đây họ không những phải thích ứng nhanh với thời cuộc mà còn phải chuẩn bị phương án toàn diện cho tương lai.

Đầu tiên, bạn cần hít một hơi thật sâu.

Trận chiến lớn nhất của bạn có thể là trận chiến của quản lý sự kỳ vọng. Trong khi tất cả mọi doanh nghiệp đều hy vọng rằng doanh thu kinh doanh sẽ tăng trở lại ngay lập tức, nhưng trên thực tế thì việc quay trở lại bình thường sẽ có thể chậm hơn nhiều.

Advertisement

Dưới đây là 05 bước thiết thực bạn có thể thực hiện trên con đường phục hồi đó.

1. Xem lại các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của bạn.

Các mục tiêu kinh doanh bạn đặt ra trước năm 2020 sẽ cần một số điều chỉnh.

Không có cách nào tốt hơn để nản lòng đội ngũ đó là đặt ra một mục tiêu không thể đạt được và liên tục không giành được nó.

Doanh nghiệp của bạn có thể cần nhiều thời gian hơn bạn kì vọng để lấy lại vị thế vốn có, tuy nhiên điều đó có thể xảy ra chứ không phải là không.

Advertisement

Cố gắng phân bổ các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn ngay cả khi bạn vẫn có thể giữ được bức tranh toàn cảnh.

Ví dụ, giả sử rằng trước đại dịch, bạn có thể đã dự định mở một cửa hàng thứ hai. Thay vì cố chấp vào cơ hội đã mất đó, hãy đặt mục tiêu tăng doanh thu tổng thể vào cuối năm.

Sau đó, hãy ghi chú vào kế hoạch mới của bạn để tiếp tục theo dõi thời điểm lý tưởng cho việc mở cửa hàng thứ 2 của mình.

2. Vẫn sẵn sàng với những nhu cầu đang thay đổi.

Doanh nghiệp của bạn có phát triển mạnh bằng cách tiếp tục sử dụng các hệ thống và quy trình trước đại dịch không?

Advertisement

Có thể là không. Hãy xem xét việc áp dụng các quy trình mới yêu cầu ít tài nguyên hơn, hạn chế chi phí hơn hoặc hoạt động hiệu quả hơn.

Khi bạn đánh giá và điều chỉnh từng hoạt động nhỏ của mình, bạn có thể thấy rằng việc thực hiện một vài thay đổi đơn giản sẽ hợp lý hóa các thói quen hàng ngày của bạn từ đó giúp tăng doanh thu nhanh hơn mức mong đợi.

Từ những sự điều chỉnh này, bạn thậm chí có thể phát hiện ra những cải tiến khiến bạn tự hỏi tại sao bạn không thực hiện những thay đổi này sớm hơn.

3. Xem xét lại ngân sách của bạn.

Ngoài việc kiểm tra các hoạt động hàng ngày, ngân sách công ty của bạn chắc chắn cũng cần phải xem xét lại.

Advertisement

Trước năm 2020, hầu hết ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ có lẽ không có hạng mục dành riêng cho khẩu trang tiệt trùng và nước rửa tay, nhưng tiền để mua những thứ đó phải đến từ đâu đó trong bảng cân đối ngân sách của bạn.

Bạn có thể cắt giảm chi phí ở đâu khi đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng? Những vết cắt đó sẽ là tạm thời hay vĩnh viễn?

Bạn có nên xem xét việc tăng giá không? Hãy dành những khoảng thời gian riêng để đánh giá lại ngân sách của bạn ít nhất hàng quý và thực hiện các điều chỉnh nếu cần.

4. Chuẩn bị cho tương lai.

Trải qua năm 2020, chúng ta có thể khẳng định rằng không ai có thể dự đoán được điều gì chắc chắn sẽ xảy ra vào năm 2021?

Advertisement

Điều quan trọng là bạn phải lập kế hoạch đầy đủ đồng thời thực hiện một số khóa bồi dưỡng cho đội ngũ để công ty của bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trong trường hợp không chắc chắn nhất.

Cho dù đó là vấn đề như an ninh mạng, dịch vụ khách hàng, hiệu quả marketing hay một vấn đề khác sắp xảy ra, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã đào tạo nhân viên của mình một cách thích hợp.

Bạn có thể thực hiện những bước nào bây giờ để chuẩn bị tốt hơn cho những bước ngoặt trong tương lai? Bạn nên thảo luận với nhân viên của mình về điểm mạnh và điểm yếu của họ.

Việc chuyển sang làm việc tại nhà có gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp của bạn không?

Advertisement

Nếu không, bạn có thể xây dựng nó thành mô hình kinh doanh của riêng mình từ đó tiết kiệm không gian văn phòng một cách hợp lý hơn.

5. Chấp nhận các hình thức hỗ trợ phi truyền thống.

Trong đại dịch, người Mỹ đã kết nối với nhau bằng mọi cách. Các thành viên cộng đồng đã tổ chức gây quỹ và quyên góp cho những dự án cấp thiết.

Bạn có thể cho phép các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc nhân viên công ty của mình tổ chức các hoạt động cộng đồng mới để giúp doanh nghiệp của bạn phục hồi.

Bạn cũng có thể tìm thấy sự hỗ trợ hợp tác với các doanh nghiệp địa phương khác. Họ có thể cũng đang gặp khó khăn giống như bạn, và quan hệ đối tác mới sẽ giúp cho cả 2 trở nên tốt hơn.

Advertisement

Phát triển doanh nghiệp của bạn sau thất bại là một thách thức lớn, nhưng nó không thể là dấu chấm hết.

Hãy xem xét các mẹo này một cách chiến lược trong kế hoạch kinh doanh của bạn và hướng tới sự phục hồi nhanh nhất có thể. Một sự trở lại đầy mạnh mẽ sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Advertisement

Tham khảo: inc

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement