Skip to main content

Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì? Khái niệm và Nội dung

5 Tháng Mười Hai, 2021

Kết nối đa bên, bao gồm khu vực tư nhân và khu vực công, trong nước và nước ngoài, sẽ giúp đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sang kinh tế tuần hoàn (Circular Economy), từ khâu xây dựng đến thực thi chính sách. Vậy kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì và nên tiếp cận ra sao.

Circular Economy là gì
Circular Economy là gì? Chìa khóa thành công cho nền kinh tế tuần hoàn

Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì?

Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là một hệ thống kinh tế được thiết kế để giảm thiểu lượng rác thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Trong mô hình này, các sản phẩm, vật liệu và tài nguyên được thúc đẩy để duy trì trong chu kỳ sản xuất, sử dụng và tái chế, thay vì chỉ được sử dụng một lần và sau đó trở thành rác thải.

Mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn là tối ưu hóa giá trị từ tài nguyên, giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên mới. Điều này có thể đạt được thông qua việc thiết kế sản phẩm sao cho chúng dễ tái chế, sử dụng nguyên liệu tái chế, áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả về tài nguyên, và thúc đẩy hệ thống chia sẻ và tái chế sản phẩm.

Circular Economy thường được xem là một phương tiện quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và tính bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường ý thức về biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu Net Zero và giảm thiểu ảnh hưởng của chúng.

Advertisement

Khi rác thải là một nguồn tài nguyên mới.

Với tốc độ đô thị hóa ngày ngày cao và tầng lớp trung lưu nhiều hơn, nhu cầu nhựa gia tăng nhanh chóng trong các ngành tiêu dùng, xây dựng, hàng gia dụng vì tính tiện lợi và linh hoạt.

Tuy nhiên, tiêu thụ nhựa ngày càng nhiều cùng với quản lý chất thải kém đang gây ô nhiễm rõ rệt tại các thành phố, cũng như khu vực biển, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên, gia tăng biến đổi khí hậu.

Ước tính đến năm 2019, có khoảng 9,3 tỷ tấn nhựa nguyên sinh được sản xuất trên quy mô toàn cầu, trong đó 6,3 tỷ tấn đã trở thành rác thải nhựa. Đáng chú ý, chỉ có khoảng 9% số rác này được tái chế, 12% được xử lý bằng phương pháp đốt và khoảng 79% còn lại được chôn lấp.

Điều này có nghĩa là gần 5 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ tại các bãi rác trên toàn thế giới. Chúng sẽ vỡ vụn dần dần và rò rỉ vào tầng nước ngầm và các con sông, trở thành một trong những nguồn ô nhiễm vi nhựa liên tục của các đại dương.

Advertisement

Những tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam do sở hữu bờ biển dài, và phụ thuộc lớn vào các ngành kinh tế chủ chốt như du lịch và thủy sản.

Nghiên cứu gần đây từ IFC – Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng trong số gần 4 triệu tấn các loại nhựa sử dụng phổ biến được thải ra hàng năm tại Việt Nam, chỉ có 33% được thu hồi và tái chế. Ước tính nền kinh tế lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 – 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Nhiều chuyên gia từng khuyến nghị các phương pháp tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp thu lại giá trị đáng kể, lại vừa giảm nguồn nhựa thải ra môi trường.

Ông Andre Jeffries, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, đánh giá mặc dù Việt Nam đã có nhiều thành phố trở thành các trung tâm kinh tế, thực tế đang đòi hỏi nhiều trong số đó phải cải thiện hơn nữa các cơ sở hạ tầng và dịch vụ chủ chốt, bao gồm cả hệ thống quản lý chất thải rắn.

Advertisement

“Đại dịch là một cơ hội để tái thiết những cộng đồng của chúng ta theo các mô hình bền vững, nhằm tạo dựng một tương lai xanh hơn và tốt đẹp hơn cho tất cả. Và một trong những cách tiếp cận để đạt được điều này đó là việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn”, ông nhấn mạnh.

Hợp tác – yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển dịch.

Ông Jan Wilthem Grythe, Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam, cho biết từ kinh nghiệm của Na Uy, cách tiếp cận đa biên đã được chứng minh là một mô hình thành công trong nhiều lĩnh vực, kể cả kinh tế tuần hoàn với ngành nhựa.

Trong mô hình đó, các cơ quan chính phủ, chính quyền các cấp hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, và các tổ chức phi chính phủ trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách.

Phó chủ tịch TP. Vũng Tàu Võ Hồng Thuấn nhấn mạnh: “Giảm thiểu chất thải nhựa là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và thiết thực, không chỉ của chính quyền, mà cả toàn thể người dân, các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Mỗi người đều phải góp phần mình để thực hiện nhiệm vụ này”.

Advertisement

Ông cho biết TP. Vũng Tàu đã có kế hoạch phân loại ban đầu chất thải nhựa và giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch Covid-19, và do mức độ nhận thức về vấn đề này của cộng đồng còn hạn chế.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng phục vụ xử lý chất thải nhựa trên địa bàn vẫn chưa được hoàn thiện, dẫn đến khó khăn trong việc đẩy mạnh thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý.

Tại hội thảo “Tiếp cận đa bên – chìa khóa thành công của nền kinh tế tuần hoàn”, Quỹ Sáng kiến phát triển các thành phố châu Á (CDIA) cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho TP. Vũng Tàu.

Theo đó, CDIA sẽ chuẩn bị một chương trình đầu tư quản lý chất thải rắn mang tính tổng thể cho TP Vũng Tàu, bao gồm tất cả các khâu từ phân loại rác tại nguồn, tới thu gom, phân loại tại cơ sở trung chuyển, tái chế và xử lý, cho đến công đoạn cuối cùng là loại bỏ chất thải.

Advertisement

CDIA sẽ cùng với Liên minh Chấm dứt chất thải nhựa thực hiện một nghiên cứu khả thi, trong đó xác định các hợp phần rác thải nhựa cần ưu tiên.

Một trong những mục tiêu của dự án là xây dựng một mạng lưới vững chắc kết nối các bên liên quan, bao gồm các tổ chức trong nước và quốc tế, các đơn vị/cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, và các cơ quan chính phủ như Bộ Tài nguyên và môi trường, UBND TP. Vũng Tàu trong quản lý chất thải rắn dọc theo toàn bộ chuỗi giá trị, đồng thời thúc đẩy/xúc tiến các hoạt động đầu tư để giảm thiểu sự rò rỉ chất thải nhựa vào môi trường.

Các bên liên quan khác, như những tổ chức và ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới tham gia vào dự án, sẽ giúp truyền tải những kiến thức và kinh nghiệm về các biện pháp tối ưu hóa quy trình quản lý chất thải hướng tới sự tuần hoàn và trung hòa carbon cho các chính quyền địa phương tại Việt Nam nói chung, và TP. Vũng Tàu nói riêng.

Trước đó, Việt Nam đã nhận chương trình tài trợ xanh đầu tiên với quy mô lớn do VPBank thực hiện với khoản tín dụng trị giá hơn 212 triệu USD do IFC cấp.

Advertisement

Chương trình này bao gồm tám nhóm tài sản xanh, trong đó có nhóm “sản phẩm, sản xuất, và công nghệ thân thiện với môi trường và/hoặc phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn”.

Không chỉ “bắt tay” với các nguồn lực bên ngoài, các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam cũng đang cho thấy sự kết nối ngày càng rõ nét hơn trong quá trình chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn.

Giữa năm 2019, 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã bắt tay cùng thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mong muốn thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.

Mô hình 5 yếu tố của nền kinh tế tuần hoàn

PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.

Advertisement

Liên minh này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.

Đối với hệ thống thu gom, Việt Nam hiện chưa phát triển các hệ thống công lập, nhưng hệ thống phi chính thức đã hình thành và hoạt động hiệu quả.

Chỉ tính riêng tại Hà Nội, mạng lưới những người hành nghề đồng nát, ve chai có khoảng 10.000 người, kết nối với hơn 1.000 bãi phế liệu, thu gom được khoảng 3.000 tấn phế liệu các loại mỗi ngày, tương đương với 30% lượng rác thải phát sinh ở thành phố.

Đại diện PRO Việt Nam cũng từng khẳng định những người đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế là “tài sản quý của Việt Nam”.

Advertisement

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement