EBITDA là gì? Tất cả những gì cần biết về chỉ số EBITDA
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức cơ bản về thuật ngữ EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần) như: EBITDA là gì, Công thức tính chỉ số EBITDA, Thấu hiểu khái niệm EBITDA, Phân biệt chỉ số EBITDA với EBIT và EBT, và hơn thế nữa.
EBITDA là gì?
EBITDA là từ viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, và Amortization, có nghĩa theo tiếng Việt là mức thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định và khấu trừ dần (tài sản vô hình).
EBITDA là thước đo thay thế cho chỉ số lợi nhuận trên thu nhập ròng. Bằng cách đưa vào các chỉ số như khấu hao cũng như thuế và chi phí thanh toán nợ, EBITDA cố gắng thể hiện lợi nhuận bằng tiền do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra.
Khi tìm hiểu về khái niệm EBITDA, bạn cần hiểu rằng EBITDA không phải là số liệu được công nhận theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP).
Như bạn có thể thấy, vì chỉ số EBITDA được tính toán không bao gồm các khoản phải trả như lãi vay hay thuế, chỉ số này cũng được cho là thiếu tính xác thực ở góc độ mức độ hiệu quả thực sự của doanh nghiệp, cũng vì điều này mà các tổ chức như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cấm doanh nghiệp báo cáo EBITDA trên mức giá của mỗi cổ phiếu.
Những thông tin cơ bản cần biết khi tìm hiểu về chỉ số EBITDA.
- EBITDA hay mức thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần là một trong các thước đo mức độ hiệu quả chính của doanh nghiệp.
- EBITDA được tính bằng cách cộng cả chi phí lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần vào thu nhập ròng (net income).
- Một số nhà phê bình, bao gồm cả “nhà đầu tư huyền thoại” Warren Buffett, gọi chỉ số EBITDA là vô nghĩa vì nó bỏ qua chi phí khấu hao và vốn.
- Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) yêu cầu các công ty niêm yết phải đối chiếu mọi số liệu EBITDA mà họ báo cáo với thu nhập ròng và cấm doanh nghiệp báo cáo EBITDA trên mỗi cổ phiếu.
Công thức và cách tính chỉ số EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần).
Ngay cả khi doanh nghiệp không báo cáo trực tiếp chỉ số EBITDA, nó có thể được tính toán dễ dàng từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Các số liệu như thu nhập (thu nhập ròng), thuế và lãi vay được tìm thấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong khi các số liệu khác như khấu hao tài sản cố định và khấu trừ dần thường được thể hiện trong báo cáo chi tiết về lợi nhuận hoạt động hoặc trên báo cáo dòng tiền (cash flow).
Có 2 công thức tính EBITDA phổ biến, một là dựa trên thu nhập ròng (net income) và một là dựa trên thu nhập hoạt động (operating income), cả hai công thức này về cơ bản đều cho ra kết quả giống nhau.
Công thức tính chỉ số EBITDA theo thu nhập rồng:
EBITDA = Thu nhập ròng + Thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao + Khấu trừ dần
Công thức tính chỉ số EBITDA theo thu nhập hoạt động:
EBITDA = Thu nhập hoạt động + Khấu hao + Khấu trừ dần
Thấu hiểu khái niệm EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần).
Cũng giống như chỉ số thu nhập, EBITDA thường được sử dụng để định giá, đặc biệt là khi kết hợp với yếu tố giá trị doanh nghiệp (EV), một khái niệm mới được sinh ra gọi là bội số doanh nghiệp (EV/EBITDA).
Vì luôn sẽ có những thay đổi đáng kể hàng năm về nợ thuế và tài sản, trong khi chi phí lãi vay lại phụ thuộc vào mức nợ và lãi suất, việc loại trừ tất cả các khoản mục này sẽ giúp doanh nghiệp (và cả nhà đầu tư) tập trung vào lợi nhuận tiền mặt do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra nhiều hơn. Đây cũng là điểm hạn chế khi tính toán chỉ số EBITDA.
Ví dụ về cách tính chỉ số EBITDA.
Giả sử một doanh nghiệp tạo ra khoản doanh thu 100 triệu USD và phải chịu 40 triệu USD giá vốn hàng bán và 20 triệu USD chi phí chung. Tổng chi phí khấu hao và khấu trừ là 10 triệu USD, mang lại lợi nhuận hoạt động (operating profit) là 30 triệu USD.
Chi phí lãi vay là 5 triệu USD và mức thu nhập trước thuế là 25 triệu USD. Với thuế suất 20%, thu nhập ròng bằng 20 triệu USD sau khi trừ 5 triệu USD vào thu nhập trước thuế.
Nếu các chỉ số như khấu hao, khấu trừ dần, lãi vay và thuế được cộng lại vào thu nhập ròng, EBITDA sẽ là 40 triệu USD.
Lịch sử hình thành khái niệm EBITDA.
EBITDA là khái niệm lần đầu được đưa ra bởi Chủ tịch Liberty Media John Malone.
Ông đưa ra thước đo này vào những năm 1970 với mục tiêu giúp những người cho vay và nhà đầu tư có được chiến lược tăng trưởng dựa trên đòn bẫy, trong đó áp dụng khoản nợ và lợi nhuận tái đầu tư để giảm thiểu thuế.
Trong những năm 1980, các nhà đầu tư và người cho vay liên quan đến hoạt động mua lại bằng đòn bẩy (LBO) nhận thấy EBITDA hữu ích trong việc ước tính rằng liệu các doanh nghiệp mục tiêu có khả năng sinh lời để trả các khoản nợ dự kiến sẽ phát sinh trong việc mua lại hay không.
Số liệu này nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn vào năm 2018 sau khi kỳ lân khởi nghiệp WeWork Companies Inc., nộp hồ sơ cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), EBITDA khi này được xác định là “được điều chỉnh bởi cộng đồng và không bao gồm các hoạt động như bán hàng, marketing và cả chi phí.”
Phân biệt chỉ số EBITDA với EBIT và EBT.
Trong khi EBITDA đại diện cho mức Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần, EBIT (Thu nhập trước thuế) là thu nhập ròng của doanh nghiệp cộng với thuế thu nhập và chi phí lãi vay. EBIT được sử dụng để phân tích lợi nhuận của các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.
EBIT = Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay+ Chi phí thuế
Thu nhập trước thuế (EBT) phản ánh mức lợi nhuận hoạt động đã được ghi nhận trước khi tính thuế, trong khi EBIT không bao gồm cả thuế và các khoản thanh toán lãi vay khác. EBT được tính bằng cách chỉ cộng chi phí thuế vào thu nhập ròng của doanh nghiệp.
Phân biệt EBITDA với dòng tiền hoạt động.
Dòng tiền hoạt động là thước đo phù hợp hơn về số tiền mà một doanh nghiệp tạo ra vì nó cộng các chi phí không dùng tiền mặt (khấu hao và khấu trừ) vào thu nhập ròng đồng thời bao gồm những thay đổi về vốn lưu động, bao gồm các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho vốn sử dụng hoặc cung cấp tiền mặt.
Làm thế nào để bạn tính toán chỉ số thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao (EBITDA)?
Bạn có thể tính toán chỉ số thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ (EBITDA) bằng cách sử dụng thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Công thức tính chỉ số EBITDA như sau:
EBITDA tốt là gì?
Khấu trừ dần (Amortization) trong EBITDA là gì?
Vì nó liên quan đến EBITDA, khấu trừ dần (Amortization) là việc chiết khấu dần dần giá trị sổ sách của tài sản vô hình của doanh nghiệp. Chỉ số khấu trừ dần được báo cáo trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Tài sản vô hình bao gồm tài sản trí tuệ, chẳng hạn như bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu.
Khấu hao tài sản cố định (Depreciation) trong EBITDA là gì?
Cũng là chỉ số mang ý nghĩa khấu hao, khấu hao tài sản cố định là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Kết luận.
Trên đây là tất cả các kiến thức nền tảng bạn cần biết khi tìm hiểu về chỉ số EBITDA như EBITDA là gì, cách tính chỉ số EBITDA hay ý nghĩa của nó đối với các nhà đầu tư.
EBITDA có thể là một công cụ hữu ích để so sánh các doanh nghiệp trước các khoản như lãi vay hay thuế. Nó cũng bỏ qua các chi phí khấu hao không dùng tiền mặt có thể không thể hiện chính xác các yêu cầu chi tiêu vốn trong tương lai.
Như đã phân tích, vì chỉ số EBITDA cũng đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn, cách bảo vệ tốt nhất cho các nhà đầu tư là đối chiếu báo cáo EBITDA với báo cáo thu nhập rồng để xác định chính xác tình kinh doanh thực của doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips