Skip to main content

Shopee vẫn tiếp tục giữ vị trí thống trị trong thị trường thương mại điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam

16 Tháng Tám, 2021

Lệnh đóng cửa vẫn tiếp tục trong khi tình hình Covid-19 đang căng thẳng đã buộc người tiêu dùng Việt Nam phải trực tuyến. Và kết quả là, Shopee đã bỏ xa các đối thủ cạnh tranh gần nhất của mình.

Báo cáo người tiêu dùng được kết nối (Connected Consumer Report) của Decision Lab cho quý 2 năm 2021 đã cho thấy gã khổng lồ thương mại điện tử của Singapore, Shopee, là thương hiệu mua hàng trực tuyến yêu thích nhất của Việt Nam.

Khi phần lớn người dân Việt Nam đang sống trong điều kiện đóng cửa nghiêm ngặt kể từ tháng 5 năm 2019, bao gồm cả ở trung tâm kinh tế chính Thành phố Hồ Chí Minh, sự thống trị của Shopee so với các đối thủ cạnh tranh đang tiếp tục tăng lên.

Theo nghiên cứu, khi được hỏi về việc sử dụng nền tảng nào thường xuyên nhất khi mua sắm trực tuyến, 51% số người được khảo sát trên thiết bị di động của Decision Lab cho biết đó là Shopee.

Đây là lần đầu tiên một nền tảng thương mại điện tử vượt qua mức hơn 50% trong toàn ngành kể từ khi Decision Lab bắt đầu xuất bản chuyên đề báo cáo này vào năm 2019.

Trong thời gian này, mua sắm trực tuyến đã bùng nổ trong tầng lớp trung lưu vốn đang ngày càng gia tăng (middle class) tại Việt Nam, do đại dịch toàn cầu tăng nhanh.

Cùng với một loạt các đối thủ cạnh tranh, bao gồm Alibaba của Trung Quốc, công ty mẹ của Shopee, Sea Group đã đầu tư rất nhiều vào tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo của Bloomberg, nghiên cứu e-Conomy SEA 2020 được thực hiện bởi Google, Temasek và Bain đã tiết lộ rằng từ năm 2016 đến năm 2020, 1,9 tỷ USD đã được đầu tư vào lĩnh vực trực tuyến tại Việt Nam.

Được thu hút bởi một loạt các chương trình khuyến mãi và bao gồm cả những gì Shopee gọi là “giờ săn hàng” – khoản đầu tư đã thực sự mang lại hiệu quả cho Sea Group.

Khi được chia nhỏ thành các trung tâm thành thị và khu vực, sự thống trị của Shopee càng thể hiện rõ ràng hơn.

Khi được hỏi về nền tảng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, 80% người được hỏi đã chọn Shopee, và con số này cũng bỏ xa so với các đối thủ như Sendo hay TiKi.

Nếu xét theo nhóm tuổi, Shopee vẫn giữ nguyên vị thế, ngoại trừ một điểm khác biệt rõ ràng là Gen X vẫn thích Lazada nhiều hơn, cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Shopee.

Lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2012 (Shopee ra mắt vào năm 2015) và sau đó được mua lại bởi Tập đoàn Alibaba vào năm 2016, Lazada rõ ràng là vẫn có một số lợi thế nhất định khi nó là một trong những nền tảng thương mại điện tử ‘lâu đời’.

Bạn có thể tải đầy đủ báo cáo tại: Connected Consumer Report for Q2, 2021

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …