Văn hoá doanh nghiệp là chìa khoá để giữ chân những người tài năng nhất
Nhiều nhân viên cho rằng, cảm giác được tôn trọng là yếu tố hàng đầu khi nói đến văn hoá của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp (business culture) đã phát triển lên một tầm quan trọng mới kể từ sau đại dịch, người lao động ngày càng kỳ vọng nhiều hơn từ các doanh nghiệp nơi họ làm việc, không chỉ về các nhu cầu như lương thưởng, môi trường làm việc mà còn cả yếu tố tính thần hay văn hoá.
Từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhân viên đang rời bỏ các vị trí của họ, điều đã tạo nên một khái niệm đang trở thành mối e ngại của các doanh nghiệp, “làn sóng từ chức vĩ đại” hay “cuộc di cư vĩ đại” (Great Resignation).
Họ rời bỏ công việc vì nhiều lý do khác nhau, có người thì để đi tìm kiếm cơ hội mới, có người thì đi theo con đường sự nghiệp mới và cũng có người thì bắt đầu khởi nghiệp.
Khi phải đối mặt với làn sóng mới này, các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi trên thế giới đang phải nỗ lực nhiều hơn để giữ chân nhân viên của họ, đặc biệt là các nhân tài. Và một phần quan trọng trong số những nỗ lực đó là tạo ra một nền văn hóa mạnh mẽ.
Điều gì tạo nên một văn hóa doanh nghiệp tốt.
Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi MIT Sloan Management Review, sự tôn trọng (Respect) là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất cho thấy một nhân viên có hài lòng với văn hóa làm việc của họ hay không.
Nghiên cứu đã phân tích hơn một triệu bài đánh giá của nhân viên về người sử dụng lao động (phía doanh nghiệp) của họ và phát hiện ra rằng những doanh nghiệp mà người lao động cảm thấy được tôn trọng có nhiều khả năng có một nền văn hóa tốt.
Nghiên cứu đã sử dụng một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) để xác định những đặc điểm chung được đề cập khi nhân viên gửi bài đánh giá về nơi làm việc của họ lên trang xếp hạng Glassdoor.
Sau đó, những đặc điểm này được so sánh với điểm xếp hạng văn hóa tổng thể mà doanh nghiệp đưa ra, điều sẽ cho phép các nhà nghiên cứu xác định giá trị về tầm quan trọng tương đối của chúng trong việc quyết định một nền văn hóa là tốt hay xấu.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, ‘được tôn trọng’ là đặc điểm chính thể hiện một văn hoá doanh nghiệp tốt.
Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng các nhân viên vốn đặt rất nhiều giá trị vào các nhà lãnh đạo có thể hỗ trợ họ và xem xét liệu những nhà lãnh đạo đó có sống theo các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay không.
Lợi ích, đặc quyền, cơ hội học tập và đảm bảo việc làm là một trong những yếu tố dự báo quan trọng khác với văn hoá doanh nghiệp.
Dưới đây là 10 yếu tố văn hoá có sức tác động lớn nhất đến nhân viên.
- Nhân viên có cảm giác được tôn trọng.
- Các nhà lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ, khuyến khích và động viên nhân viên.
- Các nhà lãnh đạo sống đúng với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Những người quản lý độc hại.
- Những hành vi thiếu đạo đức được diễn ra trong doanh nghiệp.
- Những lợi ích mà doanh nghiệp có cho nhân viên.
- Các đặc quyền khác cho nhân viên.
- Cơ hội học hỏi và phát triển bản thân.
- Bảo đảm công việc cho nhân viên.
- Chất lượng và tần suất của những lần cơ cấu lại tổ chức.
Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Văn hóa của một doanh nghiệp về cơ bản là các giá trị cốt lõi, truyền thống, thái độ, hành vi và niềm tin được chia sẻ xuyên suốt trong lực lượng lao động của doạnh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có thể thu hút hoặc “xua đuổi” nhân tài, vì nó tác động trực tiếp đến sự hạnh phúc của nhân viên, sự hài lòng trong công việc và mức độ hiệu quả về tổng thể.
Theo khảo sát về Văn hoá & Sứ mệnh của Glassdoor, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, các nhân viên đang tìm kiếm các doanh nghiệp có nền văn hóa và giá trị phù hợp với các ưu tiên hay giá trị cá nhân của riêng họ.
Ông Gil Allouche, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Metadata.io, nhấn mạnh trong một bài báo với Forbes rằng: “Thành công trong kinh doanh có thể đến từ nhiều cách và xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên, một nền văn hóa xấu sẽ không đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp về lâu dài.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen