Skip to main content

Xu hướng phát triển của thương mại điện tử thế giới

22 Tháng Bảy, 2021

Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch.

Khảo sát được thực hiện trên trên 25.885 người tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, độ tuổi từ 18 trở lên.

Các số liệu ghi nhận được từ báo cáo bao gồm: sự gia tăng định mức sử dụng điện thoại di động; lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu; sự trỗi dậy của nền kinh tế, công nghiệp sáng tạo và hơn thế nữa.

Advertisement

Dưới đây là những dự đoán của Facebook về xu hướng phát triển của thương mại điện tử thế giới, dựa trên số liệu từ cuộc khảo sát này.

Xu hướng mua sắm lâu dài sau đại dịch.

Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm.

Theo báo cáo, toàn thế giới ghi nhận 81% người tiêu dùng nói rằng họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát. 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục hành vi mới này dài hạn cả trong tương lai, dù còn dịch bệnh hay không.

Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống.

Advertisement

Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng,

Điều này kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.

Cá nhân hoá trải nghiệm người dùng.

Mặt khác, nhu cầu mua sắm cá nhân trên toàn thế giới cũng thay đổi rõ rệt so với trước khi đại dịch xuất hiện.

Theo một báo cáo khác từ Kantar về thói quen tiêu dùng trong năm qua, những mặt hàng thiết yếu, diệt khuẩn, vệ sinh, y tế, chăm sóc và bảo vệ cơ thể, sức khỏe như nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm… đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là khu vực châu Á.

Advertisement

Trong khi những mặt hàng như đồ điện, công nghệ, làm đẹp, thời trang, sản phẩm không thiết yếu khác như thuốc lá, vé số, thức uống có cồn… đều giảm mạnh.

Với lĩnh vực dịch vụ ăn uống, báo cáo từ Kantar tại châu Á cho thấy phục vụ ăn uống tại chỗ giảm mạnh (-30%) trong suốt thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Người dân có xu hướng mua mang về, đặt giao tận nơi hoặc tự chế biến thay vì ăn ngoài như trước đó.

Theo khảo sát, tỷ lệ đặt món ăn qua website, ứng dụng sàn thương mại điện tử và dịch vụ giao tận nơi của nhà hàng đều tăng, lần lượt là 48%, 43% và 37%. Dịch vụ bán mang về cũng tăng trưởng với đến 33% so với thời điểm trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Từ sự thay đổi thói quen mua sắm và nhu cầu cá nhân, người tiêu dùng ngày nay yêu cầu cao và kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, chia sẻ thông tin cá nhân cũng như kiểm soát cách họ mua sắm.

Advertisement

Phương thức mua sắm trực tuyến với sự góp mặt của công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã giúp các doanh nghiệp thu thập dữ và phân tích dữ liệu người dùng, đưa ra kết quả chính xác hơn, góp phần tối ưu hóa trải nghiệm và giúp họ mua sắm dễ dàng, thông minh, hiệu quả hơn.

Facebook cho biết có đến 69% người mua sắm trực tuyến trên thế giới kỳ vọng các thương hiệu và sàn thương mại điện tử có thể kết nối cá nhân hơn, cung cấp nội dung hoặc giao dịch cá nhân hóa.

Ngoài ra, 60% người tham gia khảo sát cho biết thêm rằng họ quan tâm đến các chuyên mục sản phẩm được sàn thương mại điện tử cá nhân hóa theo hành vi, nhu cầu mua sắm trước đó của họ để đỡ mất thời gian tìm kiếm.

Nền tảng mạng xã hội và KOL.

Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm.

Advertisement

45% người mua sắm trực tuyến trên toàn cầu cho biết họ muốn mua những sản phẩm do các KOLs quảng cáo trực tiếp trên phương tiện truyền thông xã hội.

Qua đó, có thể thấy khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOLs đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.

Xu hướng mua sắm mới này đã kéo theo sự phát triển của một hình thức quảng bá sản phẩm mới là KOLs Affiliate, hay còn gọi là chương trình tiếp thị liên kết dành cho những người có sức ảnh hưởng.

Đây là một trong những hình thức marketing đã được các trang thương mại điện tử hàng đầu như Amazon hay Taobao kết hợp với nhiều người nổi tiếng trên thế giới thực hiện.

Advertisement

Tại Việt Nam, hình thức này bắt đầu từ ba năm trước với sự tiên phong của Lazada. Đến nay, nhiều sàn thương mại điện tử lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bá mới này, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.

Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok… các sàn thương mại điện tử còn chủ động khai thác thêm kênh livestream, tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm.

Đây dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng mới của thương mại điện tử, góp phần mang về lợi thế, thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp cận thêm nhiều đối tượng người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement