Skip to main content

Google sử dụng 13 câu hỏi này để xác định những nhà lãnh đạo xuất chúng

8 Tháng Hai, 2021

Google khảo sát nhân viên của mình liên quan đến những nhà lãnh đạo bằng cách sử dụng bộ câu hỏi sáng suốt này.

Google từ lâu đã được biết đến như một trung tâm thu hút, phát triển, xác định và thậm chí đo lường các nhà lãnh đạo giỏi nhất.

Nhân viên thường xuyên được khảo sát về người quản lý của họ với 13 câu hỏi cụ thể. Điều thú vị là các câu hỏi được phân chia thành 03 loại chung: nuôi dưỡng sự phát triển ở những người khác, sự xuất sắc trong điều hành và trí tuệ cảm xúc, tất cả đều nhằm phân biệt sức mạnh của một nhà quản lý.

Advertisement

Dưới đây là các câu hỏi bạn có thể tham khảo.

1. Tôi muốn giới thiệu người quản lý của mình cho những người khác.

Nó có nghĩa là nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn phải thu phục được cả cái đầu lẫn trái tim của nhân viên.

2. Người quản lý của tôi chỉ định những cơ hội để giúp tôi phát triển sự nghiệp của mình.

Điều này đòi hỏi bạn phải quan tâm đến sự nghiệp của nhân viên nhiều như bạn quan tâm đến chính mình.

Tìm hiểu những gì họ khao khát, những gì họ thực sự muốn, không chỉ những gì họ phải muốn, thảo luận về những gì thực tế phải xảy ra để đưa họ đến đó và sau đó tận dụng mạng lưới của bạn để giúp mọi thứ xảy ra với họ.

Advertisement

3. Quản lý của tôi truyền đạt những mục tiêu rõ ràng.

Những mục tiêu này phải đáp ứng quy tắc ba chữ C: C – common (mục tiêu chung), C – compelling (hấp dẫn) và C – cooperative (hợp tác).

Mục tiêu chung là để đảm bảo mọi người đều làm việc cùng một mục đích.

Mục tiêu phải đủ hấp dẫn để tự tạo ra năng lượng và thu hút mỗi người về phía nó. Cuối cùng, nó phải mang tính hợp tác và đủ cao cả để cách duy nhất có thể hoàn thành mục tiêu là đội nhóm phải làm việc cùng nhau.

4. Người quản lý của tôi thường xuyên gửi phản hồi.

Đảm bảo phản hồi cụ thể và chân thành (nếu nó xuất phát từ trái tim thì nó sẽ được ghi nhớ trong tâm trí).

Advertisement

Đừng phóng đại hoặc giảm bớt tác động của kết quả mà bạn đang ca ngợi hoặc thúc đẩy.

Sự thật là hầu hết chúng ta đều khó đưa ra phản hồi, nhưng không có gì được nhân viên đánh giá cao hơn những nhà lãnh đạo làm tốt điều này.

5. Người quản lý của tôi cung cấp quyền tự chủ mà tôi cần để hoàn thành được công việc của mình.

Quản lý theo mục tiêu, đưa ra không gian quyết định và không gian cho người được trao quyền hoạt động mà không bị can thiệp và giám sát.

6. Người quản lý của tôi luôn xem tôi ‘như là con người’.

Mọi người đều cần biết bạn quan tâm đến họ trước khi họ quan tâm đến bạn. Những ông chủ tồi tệ nhất mà tôi từng có luôn là những người mà tôi có thể nói rằng họ thực sự không quan tâm đến con người tôi.

Advertisement

7. Người quản lý của tôi luôn giữ cho đội nhóm tập trung vào những ưu tiên.

Không gì có thể huỷ hoại một tổ chức nhanh hơn việc một nhà lãnh đạo coi mọi thứ đều là ưu tiên và để cho người khác tự đưa ra những sự lựa chọn.

8. Người quản lý của tôi đưa ra những quyết định khó khăn một cách hiệu quả.

50% nguyên nhân “đốt cháy” một tổ chức là có một nhà quản lý thiếu quyết đoán. Sự do dự đang làm tê liệt mọi tổ chức. Nó tạo ra sự nghi ngờ, không chắc chắn, thiếu tập trung, và thậm chí là sự bực bội.

Nhiều lựa chọn có thể kéo dài, làm hao mòn năng lượng của tổ chức và làm chậm trễ tiến độ. Việc thời gian bị kéo dài cũng làm chi phí tăng lên chóng mặt.

9. Người quản lý của tôi chia sẻ những thông tin có liên quan.

Thông tin phải được chảy từ từ, không được dồn dập. Các nhà quản lý giấu thông tin để tăng cường cảm giác kiểm soát và quyền lực của họ sẽ sớm gặp phải một tổ chức cảm thấy mất kiểm soát và bất lực.

Advertisement

10. Người quản lý của tôi thảo luận với tôi về sự nghiệp của chính tôi.

Hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu biết rằng mình đang làm việc cho một người đang coi sự nghiệp của bạn là một phần trách nhiệm và mục tiêu của họ. Chắc chắn, bạn sẽ chạy ngay đến bên cạnh họ.

11. Người quản lý của tôi có đủ chuyên môn để quản lý tôi một cách hiệu quả.

Google đang đo lường cụ thể với những chuyên môn kỹ thuật. Bạn có thể xứng đáng với vị trí lãnh đạo bằng cách đầu tư vào quá trình học hỏi liên tục và sự phát triển cá nhân liên quan đến lĩnh vực chuyên môn cụ thể của bạn.

12. Người quản lý coi trọng quan điểm của tôi.

Mọi người đều muốn biết họ được lắng nghe, cảm thấy được trân trọng và có giá trị. Không có ngoại lệ.

13. Người quản lý của tôi hợp tác không giới hạn.

Một nhà quản lý hay ông chủ có thể thổi bay mọi mối quan hệ giữa các đội nhóm hoặc giữa họ với tổ chức nếu họ tự xây dựng cho mình một “không gian riêng”.

Advertisement

Đừng bao giờ để nhân viên tự bơi hoặc cắt đứt họ khỏi các nguồn tài nguyên quý giá của doanh nghiệp, những thứ sẽ giúp họ trở nên hiệu quả hơn trong công việc của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới

15 Tháng Mười Một, 2024
Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới nhằm đáp ứng ngh…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement

Advertisement