Skip to main content

Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới

10 Tháng Tư, 2022

Nếu bạn muốn bắt đầu xây dựng cho mình một doanh nghiệp riêng, dưới đây là một số nền tảng thiết yếu nhất bạn nên quan tâm ngay từ đầu.

Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới
Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới

Trong nền kinh tế đại dịch này, các nhà lãnh đạo ngày càng nhận ra rằng việc xây dựng một doanh nghiệp có khả năng phục hồi và bền bỉ có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Dưới đây là một số nền tảng căn bản nhất bạn cần quan tâm và đầu tư trước khi bắt đầu.

Xác định một hệ thống nhận diện thương hiệu hay bản sắc thương hiệu riêng biệt.

Hệ thống nhận diện thương hiệu hay bản sắc thương hiệu (brand identity) có thể được định nghĩa là mức độ khác biệt trong các giá trị cốt lõi của thương hiệu mà một doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng mục tiêu.

Trong các bối cảnh kinh doanh khi mà yếu tố cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, khi mà khách hàng càng có nhiều lựa chọn thay thế hơn, các yếu tố bản sắc thương hiệu hay điểm bán hàng riêng biệt (USP) càng trở nên quan trọng hơn.

Trước khi bắt đầu doanh nghiệp, bạn cần tự hỏi liệu doanh nghiệp của mình có bản sắc gì riêng không, đâu là thứ khách hàng sẽ nhớ về thương hiệu của mình.

Xây dựng một nền văn hóa cộng tác.

Khi nói đến văn hoá doanh nghiệp, “lịch sử” được xem là một trong những yếu tố cốt lõi, do đó bạn cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp từ những ngày đầu hay càng sớm càng tốt.

Khi một nhân viên mới gia nhập một doanh nghiệp, họ cần hiểu doanh nghiệp của bạn có lịch sử văn hoá như thế nào, các nhân viên hiện tại tương tác với nhau ra sao và hơn thế nữa.

Sau đại dịch và sống trong một thế giới VUCA, chúng ta nhận ra rằng, khả năng thích ứng nhanh và sống sót quan trọng không kém khả năng tăng trưởng và phát triển, các thuật ngữ như Agile Marketing cũng xuất phát từ góc nhìn này.

Hàm ý của quan điểm này cho rằng, cho dù với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn không thể tự mình giải quyết và hiểu tất cả mọi thứ, bạn cần sự đoàn kết nội bộ, bạn cần mọi người trong doanh nghiệp làm việc cùng nhau vì một mục tiêu chung.

Văn hoá cộng tác chính là chất kết dính tất cả những điều này.

Liên tục củng cố các lợi thế cạnh tranh.

Trước khi bắt đầu một doanh nghiệp hay thậm chí là bắt đầu một công việc kinh doanh gì đó, bạn cần hiểu mình là ai.

Bạn sẽ bán một sản phẩm hay một dịch vụ? Giá thành sản xuất và giá bán của bạn là bao nhiêu? Khách hàng mục tiêu là ai và thị trường của bạn ở đâu? Những giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng là gì?

Đâu là các điểm bán hàng khác biệt hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, một hoặc một vài lợi thế cạnh tranh thôi là chưa đủ, bạn cần liên tục phát triển và củng cố các lợi thế kinh doanh mới.

Xây dựng chiến lược Marketing dựa trên từ khóa.

Trong khi với thế giới marketing phát triển như hiện tại, bạn có vô số cách để làm marketing và đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng.

Tuy nhiên, với bản chất là công ty khởi nghiệp, khi mà bạn bị giới hạn bởi nhiều các yếu tố như con người và nguồn vốn, bạn cần các chiến lược phù hợp và tiết kiệm hơn.

Thay vì đầu tư nhiều ngân sách marketing trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), bạn có thể xây dựng một chiến lược marketing thông minh với công cụ tìm kiếm.

Bằng cách tập trung vào các nhóm từ khoá ngắn và dài (long-tail và short-tail keyword), bạn có thể chủ động gặp gỡ khách hàng ngay khi họ phát sinh nhu cầu.

Xây dựng một tư duy tăng trưởng.

Để có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi hay quy mô kinh doanh, bạn cần có chiến lược và tư duy tăng trưởng (growth mindset).

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đạt ra các câu hỏi như: Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì và điều đó sẽ giúp bạn như thế nào khi bạn quyết định mở rộng quy mô hay tăng trưởng?

Đâu là những con đường hay cách thức giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn và bền vững hơn? hay bạn có sẵn sàng thừa nhận sai lầm để thay đổi hay không?

Sau đó, hãy xem xét lại mô hình kinh doanh và hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp, xây dựng khung thời gian đổi mới và hoàn thiện nó qua các thời kỳ.

Bằng cách xác định các điểm rơi của doanh nghiệp trong tương lai, bạn luôn biết cách tối ưu chiến lược của mình trong hiện tại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …