Skip to main content

Một vài cách đơn giản để nghĩ giống Sếp và sớm trở thành Sếp

12 Tháng Mười, 2023

Nếu bạn cảm thấy sếp là kẻ thù không đội trời chung của mình tại nơi làm việc, hãy làm theo những gợi ý dưới đây và chứng kiến sự thay đổi.

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có

Với tư cách là những người ở chốn công sở, bạn hiểu rằng, mối quan hệ giữa Sếp và nhân viên từ lâu là một mối quan hệ không mấy tốt đẹp.

Trong khi, nhân viên thường phàn nàn về những người sếp của họ, hay thậm chí là cho rằng sếp của họ không đủ tư cách để làm sếp, một sự thật là, người làm sếp từng là nhân viên, còn nhân viên thì thường chưa từng làm sếp.

Trong khi mối quan hệ này sẽ không bao giờ mất đi, chìa khóa cho bạn là hãy thử suy nghĩ và thậm chí là hành động như một người sếp thực thụ, thay vì là một nhà phê bình hay một nạn nhân, bạn hãy thử coi mình là chuyên gia và nhà lãnh đạo trong tổ chức.

Và dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (Win-Win), bao gồm cả với sếp.

Với tư cách là một người sếp hay nhà lãnh đạo, bạn không thể là kẻ đơn độc, và cũng không thể là người hay phàn nàn. Bạn cần nỗ lực vì mục tiêu chung.

Bạn sẽ luôn được coi trọng hơn khi mọi người biết rằng bạn không làm việc vì lợi ích cá nhân. Kết quả của điều này chính là, những người xung quanh bạn sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong trường hợp bạn là nhà lãnh đạo trong tương lai.

Ở phía của người làm sếp, nếu họ cho rằng bạn chỉ chăm chăm lo lắng cho bản thân, vì lợi ích của bản thân, rõ ràng là họ không thể trao cho bạn sự tín nhiệm.

2. Chủ động tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người thông minh hơn bạn.

Với tư cách là những người làm sếp, bạn cần phải học hỏi nhiều hơn.

Trong khi bạn nên giúp đỡ những người khác ở cùng cấp hoặc thấp hơn, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hơn từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cao hơn.

Bạn cần hiểu rằng, ngay cả những người thông minh và thành công nhất, họ cũng luôn tìm kiếm cho mình những người cố vấn hoặc đồng hành.

Bill Gates và Warren Buffett là một ví dụ.

3. Luôn phấn đấu để trở thành người dẫn đầu (Leader), hơn là người theo sau (Follower).

Là sếp, bạn cần phải là người có thể truyền tải hay giao tiếp một cách rõ ràng với tất cả mọi người, cả trong và ngoài tổ chức, bạn cũng phải là người sẵn sàng hỗ trợ và huấn luyện nhân viên khi cần thiết với mục tiêu cuối cùng là hoàn thành sứ mệnh chung.

Nếu bạn có thể thể hiện được các vai trò trên, bạn sẽ được công nhận là một thành viên tuyệt vời trong nhóm và là người sếp lý tưởng trong tương lai.

4. Hãy cố gắng để hiểu những thách thức mà các nhà quản lý hay sếp phải đối mặt.

Vì những người làm sếp từng là nhân viên, để có thể hiểu được sếp, bạn cũng cần nhìn nhận các vấn đề dựa trên nhiều góc nhìn hay khía cạnh khác nhau.

Ví dụ, trong kinh doanh, chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà lãnh đạo là những người tạo ra tầm nhìn và định hướng chung, trong khi nhân viên hay các nhà quản lý có nhiệm vụ giúp hiện thực hoá các tầm nhìn đó.

5. Dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm.

Trách nhiệm giải trình hay dám nhận trách nhiệm về mình là một thói quen mà bạn phải áp dụng cho bản thân để trở nên hiệu quả và được người khác đánh giá cao hơn.

Khi chứng minh được điều này, bạn sẽ được công nhận là một nhà lãnh đạo thực thụ và các đồng nghiệp khác sẽ mong muốn tìm kiếm lời khuyên từ bạn. Bởi vì bạn là người dẫn dắt, bạn hiển nhiên là người cần chịu trách nhiệm cao nhất (trừ khi bạn là nhân viên).

6. Giải phóng bản thân cho các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao hơn và giúp đỡ người khác nhiều hơn.

Là sếp, bạn có vô số thứ phải lo, bạn không chỉ lo về công việc chuyên môn của một ai đó mà là của nhiều người khác nữa, và hiển nhiên, bạn cũng phải lo cho công việc của chính bản thân bạn.

Thay vì tập trung vào những chi tiết quá nhỏ, bạn hãy để nhân viên hoàn thành nó, từ đây, bạn có nhiều thời gian hơn để hoàn thành những thứ quan trọng hơn.

Bạn không phải là người làm nhiều việc, bạn là người tạo ra nhiều kết quả.

7. Chia sẻ thành công của bản thân và không ngừng ghi nhận những người xung quanh.

Với tư cách là người làm sếp, việc tận hưởng các khoảnh khắc thành công với nhân viên là điều nên làm, vì cả bạn và họ đều cần năng lượng và niềm vui trong công việc.

Bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm và thành công của bản thân, nhân viên hay những người đối diện cũng sẽ nỗ lực nhiều hơn hay thậm chí là tôn trọng bạn nhiều hơn vì những nỗ lực cá nhân.

Với tư cách là nhân viên, bạn muốn tưởng thưởng, bạn muốn sếp nhận ra năng lực và ghi nhận chính bạn, bạn cũng cần làm điều tương tự với những người đối diện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …