Danh sách Startup Kỳ lân thế giới đón thành viên thứ 1.000
Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân thứ 1.000.
“Kỳ lân” là từ thường được dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp (startup) được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…
Năm 2015, thế giới có khoảng 80 Kỳ lân, thì tới cuối năm 2020 số lượng startup Kỳ lân là 569. Một năm sau đó, con số này tăng gần gấp đôi. Đáng chú ý, trong năm 2021, 621 tỷ USD vốn đầu tư đã được đổ vào các startup, cao gấp đôi so với năm 2020.
Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…
Những ngày đầu năm 2022, thế giới đón nhận tin vui, khi danh sách startup Kỳ lân thế giới đón thành viên thứ 1.000, với tổng giá trị của các công ty này lên đến gần 3.300 tỷ USD, theo số liệu của CB Insights.
Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân.
Còn theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hurun, số lượng startup Kỳ lân trên thế giới thực ra đã vượt 1.000 từ cuối năm 2021. Trong đó, Mỹ dẫn đầu thế giới khi chiếm 487 Kỳ lân, chiếm 46%. Riêng trong năm 2021, nước này có thêm 254 Kỳ lân.
Đứng thứ hai là Trung Quốc với 301 công ty, chiếm 28%. Năm 2021, nước này có thêm được 74 “kỳ lân” mới. Ấn Độ, nước có thêm 33 công ty vào danh sách năm nay, đưa tổng số lên 54, xếp thứ ba.
“Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thống trị, với ba phần tư số ‘kỳ lân’ được biết đến trên thế giới, mặc dù chỉ chiếm một phần tư dân số thế giới”, Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu của báo cáo, cho biết.
Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ, với thị phần “kỳ lân” nâng từ 17% hai năm trước lên 26% trong năm nay.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Douyin, là Kỳ lân giá trị nhất hành tinh, với mức định giá 350 tỷ USD. Với việc TikTok đạt được 3 tỷ người dùng hàng ngày, ByteDance hiện đã phát triển để trở thành một đối thủ nặng ký với Facebook.
Được định giá 150 tỷ USD, nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến Ant Group giữ vị trí thứ hai sau khi các nhà quản lý Trung Quốc chặn niêm yết của họ vào năm ngoái và ra lệnh cải tổ các hoạt động thanh toán và cho vay của công ty.
Trong khi đó, SpaceX, được thành lập bởi Elon Musk của Tesla, dẫn đầu các “kỳ lân” của Mỹ với mức định giá 100 tỷ USD, đứng vị trí lên thứ ba thế giới. Công ty hàng không vũ trụ tư nhân này đã huy động được 6,6 tỷ USD trong 51 vòng tài trợ kể từ năm 2002.
Ba công ty công nghệ tài chính là Stripe (Mỹ), Klarna (Thụy Điển) và Revolut (Anh) cũng vào top 10 các “kỳ lân” giá trị nhất.
Hurun gọi năm 2021 là năm thành công nhất với các công ty khởi nghiệp. Họ được hỗ trợ bởi sự hiện diện của hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm những doanh nhân giàu có, các trường đại học đẳng cấp thế giới và quan trọng hơn là các nhà đầu tư mạo hiểm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh