Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard: 65% các startup thất bại chỉ vì một lý do này
Sự phối hợp nhóm không phải là điều ‘nên có’ – nó phải là điều ‘phải có’ và rất quan trọng để vận hành một doanh nghiệp thành công. Đặc biệt là với các startup.
Theo đó, Giáo sư Noam Wasserman của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) tuyên bố rằng 65% các công ty khởi nghiệp thường thất bại do xung đột giữa những người đồng sáng lập.
Chắc chắn, con số thống kê này có thể rất đáng kinh ngạc với nhiều người, tuy nhiên với những ai đã từng khởi nghiệp thì điều này lại hết sức dễ hiểu.
Có câu nói rằng “thời điểm tốt nhất trong công việc kinh doanh của bạn là trước khi bạn bắt đầu kinh doanh” – khi đó, trong bạn là bầu trời xanh và những giấc mơ lớn.
Mặc dù nguyên nhân của cuộc xung đột đó có thể rất đa dạng và mang nhiều ‘màu sắc’ riêng của những người đồng sáng lập, nhưng lời giải thích đơn giản nhất là trong nhóm những người sáng lập, họ đang cố gắng mang lại hai hoặc nhiều nhóm ý tưởng, giá trị, quan điểm…khác nhau và mong muốn hợp nhất chúng làm một. Điều này rất khó.
Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn miễn nhiễm với những rủi ro trong cuộc sống khởi nghiệp chỉ vì bạn thích người đồng sáng lập của mình.
Bạn có thể làm gì khi mỗi người đều mang đến những sự độc đáo hay khác biệt của riêng mình, những khác biệt đó, bất kể nhỏ hay lớn, đều là những điểm tiềm ẩn khi bạn lớn lên.
Nguồn gốc của sự thiếu phối hợp hay xung đột.
Là người sáng lập doanh nghiệp của mình, bạn có ý tưởng về doanh nghiệp của mình nên là gì, bạn nên phục vụ ai và như thế nào.
Vì vậy, bạn tiếp tục tuyển dụng những người khác tham gia vào sự nghiệp đó của bạn và cố gắng hết sức để truyền đạt tầm nhìn của bạn cho họ, nhưng kết quả là một mớ hỗn độn.
Khi thời gian trôi qua, những tầm nhìn khác nhau về những gì bạn đang làm và cách bạn nên thực hiện nó ngày càng lớn và có thể trở nên bất hòa hơn cho đến khi, cuối cùng, bạn thấy mình mâu thuẫn với nhau, không thể làm việc cùng nhau để thành công.
Tiếp cận thị trường … nhanh hơn.
Khi bạn bắt đầu kinh doanh, bạn phải chuẩn bị mọi thứ để tiếp cận thị trường nhanh nhất có thể trước khi hết tiền.
Bạn càng mất nhiều thời gian để tiếp cận thị trường và bắt đầu mang lại doanh thu, bạn càng phải chi tiêu lâu và nhiều hơn.
Vậy làm thế nào để sự phối hợp (alignment) có thể giúp bạn tiếp cận thị trường và thâm nhập nhanh hơn, tức bạn có doanh thu?
Các đội nhóm thiếu sự phối hợp thường dành rất nhiều thời gian để tranh cãi hoặc ít nhất là gặp nhau để giải quyết các vấn đề.
Những cuộc họp dài bất tận này thường làm suy giảm khả năng của bạn trong việc thực hiện những gì bạn cần làm để bước ra thị trường.
Ngược lại, các đội nhóm có thể phối hợp có thể bắt đầu ngay lập tức công việc xây dựng doanh nghiệp. Họ biết mình đang đi đâu và mỗi thành viên trong nhóm phải tập trung vào các mục tiêu ưu tiên của nhóm — với tầm nhìn lớn hơn — thay vì các mục tiêu cá nhân.
“Người bán tầm nhìn”.
Khi đội nhóm cảm thấy được những tầm nhìn lớn lao từ những người sáng lập, đó là một điều hết sức tích cực. Nó tạo ra năng lượng, nhiệt huyết và động lực mà không thế lực nào khác có thể sánh được.
Là một người sáng lập, bạn đã bị ám ảnh bởi mục tiêu doanh nghiệp của mình, nhưng khi đội nhóm của bạn cũng nỗ lực hết mình để đạt được thành công riêng của chính họ, nó tạo ra một sức mạnh kép cho doanh nghiệp.
Khi mọi người cảm thấy họ là ‘một phần’ của doanh nghiệp – họ làm việc không chỉ vì lương còn cả về tình cảm và trí tuệ – họ sẽ làm bất cứ điều gì cho bạn.
Mở khóa cho sự đổi mới.
Và đây là lợi ích lớn thứ ba của sự phối hợp – đổi mới.
Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta chỉ có thể nghĩ về một số thứ cùng một lúc, và do đó, khi chúng ta tập trung quá nhiều vào đội ngũ nội bộ của mình, chúng ta không có đủ không gian tinh thần để sáng tạo.
Với đội nhóm của bạn, vì họ được tự do suy nghĩ hơn về tất cả các vấn đề của doanh nghiệp nên rất nhiều lúc họ có rất nhiều ý tưởng mà bạn có thể tham khảo.
Khi bắt đầu kinh doanh hoặc thậm chí đang cố gắng xây dựng công việc kinh doanh hiện tại của mình, bạn sẽ gặp phải rào cản này đến rào cản khác – và bạn sẽ cần mọi người trong đội nhóm của bạn có tinh thần nhanh nhẹn và đổi mới để giải quyết chúng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trạng thái tinh thần tích cực làm tăng đáng kể khả năng nhận thức và khả năng sáng tạo của con người.
Cuối cùng – khi tất cả mọi người đều phối hợp và có cùng một câu chuyện trong đầu, điều đó sẽ giúp cho việc ra quyết định nhanh hơn và thực hiện tốt hơn bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào bởi vì những quyết định đó được đưa ra bởi cùng những người tin rằng họ đang làm việc để hướng tới một điều gì đó thực sự lớn lao và có ý nghĩa .
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen | MarketingTrips