Skip to main content

Visa mua lại Tink với giá 2.1 tỷ USD, một startup trong lĩnh vực fintech đến từ Thụy Điển

27 Tháng Sáu, 2021

Visa đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính của Thụy Điển Tink với giá 1.8 tỷ euro (2.1 tỷ USD). Thoả thuận đến sau khi Visa từ chối việc mua lại Plaid, một đối thủ của Tink.

Visa mua lại Tink
Visa mua lại Tink với giá 2.1 tỷ USD, một startup trong lĩnh vực fintech đến từ Thụy Điển

Cả Plaid và Tink đều hoạt động trong một không gian còn khá non trẻ vốn được gọi là ngân hàng mở (open banking), những ứng dụng này kêu gọi người cho vay (lenders) cung cấp cho các công ty của bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người tiêu dùng, miễn là họ đã nhận được sự đồng ý.

Các ngân hàng mở đã phát triển thịnh vượng ở Anh và EU nhờ các quy định mới.

Ông Al Kelly, CEO của Visa, cho biết trong một tuyên bố”

“Visa cam kết làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy sự đổi mới và trao quyền cho người tiêu dùng để hỗ trợ cho các mục tiêu ngân hàng mở của Châu Âu.

Bằng cách kết hợp mạng lưới của Visa và năng lực ngân hàng mở của Tink, chúng tôi sẽ mang lại thêm giá trị cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của Châu Âu bằng các công cụ giúp cuộc sống tài chính của họ trở nên đơn giản, đáng tin cậy và an toàn hơn”.

Được thành lập bởi các doanh nhân người Thụy Điển là Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg vào năm 2012, Tink khởi đầu là một ứng dụng quản lý tài chính nhưng sau đó đã chuyển hướng sang tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ của mình cho các doanh nghiệp khác.

Visa mua lại Tink
Tink co-founders Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg.

Công ty khởi nghiệp này được thành lập tại Stockholm vào năm 2012 và có khoảng 400 nhân viên, với công nghệ kết nối với hơn 3.400 ngân hàng, tiếp cận hơn 250 triệu khách hàng của ngân hàng trên khắp Châu Âu.

Công nghệ của Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech kết nối với hơn 3.400 người cho vay (lender) để tạo ra các sản phẩm tài chính mới.

Tink lần cuối cùng được định giá là 680 triệu euro. Ứng dụng đã huy động được hơn 300 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm PayPal, SEB và ABN AMRO.

Nhà sáng lập Tink cho biết:

“Khi chúng tôi biết đến Visa, rõ ràng là chúng tôi có chung một sứ mệnh – sứ mệnh kết nối thế giới tài chính, đẩy nhanh tốc độ phát triển và thích ứng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trên toàn thế giới.”

“Hợp tác với Visa cũng có nghĩa là giờ đây chúng tôi sẽ có thể tiến nhanh hơn và vươn xa hơn bao giờ hết và chúng tôi biết rằng Visa là đối tác hoàn hảo cho giai đoạn tiếp theo trong hành trình của chúng tôi.”

Việc Visa mua lại Tink là một trong những thương vụ tạo nên làn sóng hợp lực mới nhất trong ngành thanh toán (payments industry), vốn rất khổng lồ về mặt quy mô.

Visa đã từng cố gắng mua lại Plaid vào năm ngoái, nhưng cuối cùng đã từ bỏ sau khi bị Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện với lý do chống độc quyền.

Visa cho biết, thỏa thuận mua lại Tink sẽ phải tuân thủ các phê duyệt theo quy định và các điều kiện đóng cửa thông thường khác.

Visa cũng cho biết thêm là Tink sẽ giữ nguyên đội ngũ quản lý và xây dựng thương hiệu của mình sau thương vụ này, trong khi trụ sở chính của công ty cũng sẽ vẫn ở Stockholm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

7 xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025

22 Tháng Mười Hai, 2024
Trong khi Digital marketing được dự báo tiếp tục là một kênh quan trọng để các thương hiệu và doa…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …