Skip to main content

Ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp (và các nghiên cứu đã chỉ ra lý do)

19 Tháng Một, 2024

Không chỉ có Gen Z, ngày càng có nhiều người trẻ có xu hướng không muốn trở thành các nhà lãnh đạo hay làm Sếp. Các nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra nguyên nhân cho điều này.

người trẻ không muốn làm Sếp
Ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp (và các nghiên cứu đã chỉ ra lý do)

Ở khía cạnh người đi làm, việc không muốn trở thành Sếp hay thăng tiến trong công việc có thể xem là điều bình thường, ở khia cạnh nhà lãnh đạo doanh nghiệp thì đây lại là một rủi ro, rủi ro khi doanh nghiệp thiếu đi các vị trí quản lý.

Theo một khảo sát mới đây với hơn 1000 người đi làm và hiện đang không giữ vai trò quản lý, chỉ có 38% cho biết rằng họ mong muốn thăng tiến lên vị trí quản lý tại nơi làm việc hiện tại của họ.

Tại sao vai trò quản lý hay làm Sếp ngày càng kém hấp dẫn.

Trong quá khứ, chức danh hay vị trí quản lý, lãnh đạo hay thường được gọi tắt là Sếp thường gắn liền với sự uy tín, tôn trọng, thậm chí có thể là ngưỡng mộ. Một cơ hội lãnh đạo thường là khởi đầu của một con đường dẫn đến đỉnh cao. Tuy nhiên, động lực đó đã thay đổi khá nhiều trong nhiều thập kỷ.

Và có một số lý do chính cho điều này.

Thứ nhất, niềm tin vào sự lãnh đạo đã bị xói mòn đi nhiều. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Gallup, chỉ 21% nhân viên hoàn toàn đồng ý rằng họ tin tưởng vào ban lãnh đạo trong công ty của mình và con số này cũng đã giảm đi đáng kể kể từ sau đại dịch.

Tiếp đó, những “cá nhân có đóng góp cao” ngày càng có địa vị cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong cộng đồng công nghệ. Ví dụ, một nhà phát triển (developer) tài năng có thể dễ dàng thăng tiến trong công ty mà không cần có người quản lý hay họ phải quản lý con người.

Ngoài ra, mức lương và đặc quyền của người quản lý có thể không tương xứng khi so sánh với những vị trí cấp cao (Senior) khác, những vị trí này không cần phải quản lý hay đối diện với những rắc rối liên quan đến con người.

Cuối cùng, khi áp lực lên các nhà quản lý ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế bất ổn, nhu cầu trở thành Sếp theo đó cũng sẽ ngày càng giảm đi. Áp lực phải mang lại kết quả hay thúc đẩy lợi nhuận đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây cùng với đó là trách nhiệm giải trình ngày càng tăng từ các vị trí quản lý. Thậm chí đối với nhiều người, sự căng thẳng và cam kết về thời gian không đủ sức đánh đổi với các giá trị bổ sung khác.

Đối với người trẻ, khi nhu cầu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được xem là quan trọng hơn cả, việc trở thành Sếp hay thăng tiến dường như không còn là ưu tiên.

Các nghiên cứu cho thấy, 40% cho biết lo lắng lớn nhất của họ khi trở thành người quản lý là căng thẳng, áp lực và thời gian gia tăng. Trong số những người này, 67% cho biết họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình, 64% cho biết muốn dành nhiều thời gian hơn cho thể chất và tinh thần. Ưu tiên trở thành giám đốc điều hành C-Suite chỉ là 4% và trở thành người quản lý con người chỉ là 9%.

Doanh nghiệp cần làm gì trong bối cảnh mới này, khi ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp.

Bước quan trọng đầu tiên để xoay chuyển tình thế đó là xác định lại ý nghĩa của một người quản lý (Manager).

Một mặt, cần định nghĩa lại vai trò và trách nhiệm của họ. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải tìm ra những cách mới để thay đổi hoạt động quản trị. Khi McKinsey hỏi các nhà quản lý cấp trung của họ mong muốn điều gì hơn, câu trả lời hiển nhiên là tiền thưởng. Trong một thị trường cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đang đưa ra các khoản thưởng khi ký hợp đồng để thu hút nhân tài vào làm việc.

Theo một cuộc khảo sát năm 2021, 43% nhà quản lý tuyển dụng đề nghị nhiều thời gian nghỉ được trả lương hơn. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Các nhà quản lý cấp trung cũng cho biết họ muốn được khen thưởng bằng quyền tự chủ và trách nhiệm cao hơn.

Một bước quan trọng không kém khác đó là doanh nghiệp cần tăng cường việc áp dụng các công nghệ mới để khiến cho việc quản lý trở nên bớt áp lực hơn.

Có những công cụ có thể giúp thiết lập mục tiêu, lập bản đồ kỹ năng và giảm bớt gánh nặng cho việc đánh giá hiệu suất của nhân viên, đồng thời làm cho việc quản lý trở nên có ý nghĩa hơn.

Trong một thế giới có ít người quản lý hơn, doanh nghiệp cần có nhiều cách hơn để giảm căng thẳng và tiết kiệm thời gian cho mọi người.

Cuối cùng, theo nghiên cứu của Deloitte, 73% người quản lý nói rằng họ nên trở thành hình mẫu hạnh phúc cho nhân viên của mình, nhưng chỉ 35% nhân viên có thể thấy điều đó ở người quản lý của họ.

Sự trái ngược về góc nhìn giữa Sếp với nhân viên và ngược lại cũng đang là rào cản lớn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …