Skip to main content

Chi phí nhượng quyền một số thương hiệu trà sữa tại Việt Nam

4 Tháng Tám, 2020

Bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam từ 10 năm trước, và nở rộ đặc biệt vào năm 2017, tuy đến nay thị trường trà sữa đã bước qua giai đoạn cực thịnh nhưng kinh doanh trà sữa vẫn là một thị trường béo bở cho những ai muốn tham gia vào lĩnh vực F&B.

Bắt đầu dấn thân vào kinh doanh trà sữa không phải là là điều dễ dàng nhất là đối với những nhà đầu tư tay ngang, một lựa chọn khác mà nhà đầu tư có thể lựa chọn là mua lại  các thương hiệu nhượng quyền trà sữa đã sẵn có trên thị trường, cùng với toàn bộ quy trình cũng như thương hiệu sẵn có.

Dưới đây là 10 cái tên thương hiệu nhượng quyền trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam cùng với mức giá tham khảo:

Gong Cha

Gong Cha là thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan, nổi tiếng bởi sự lâu đời và giá trị thương hiệu cao. Tuy nhiên, thương hiệu này không lựa chọn mở rộng ồ ạt mà khá thận trọng trong vấn đề nhượng quyền trà sữa.

Các cửa hàng nhận nhượng quyền của Gong Cha thường xuyên được chuyên gia của hãng đến kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng cũng như giữ thương hiệu đắt giá của mình.

Cho đến hiện tại, ở Việt Nam có 45 cửa hàng Gong Cha đang hoạt động (và 1 cửa hàng sắp mở tại Nha Trang)

Tổng chi phí nhượng quyền: Khoảng 3 tỷ VND

Ding Tea

Ding Tea xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2013, và cho đến nay, là một trong những cửa hàng trà sữa được ưa thích nhất.

Giá trị thương hiệu (Brand Value) của Ding Tea cao khi đây được coi là thương hiệu trà sữa lớn nhất Đài Loan, được nhiều người ưa chuộng tin dùng. Bởi lẽ đó, chi phí nhượng quyền của Ding Tea không hề nhỏ.

Chi phí nhượng quyền vĩnh viễn cho 1 cửa hàng: 20.000USD (khoảng 450 triệu VND)

ToCoToCo

Là một thương hiệu của Việt Nam nhưng Tocotoco cũng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng không kém các hãng nước ngoài.

Thương hiệu trà sữa này được đánh giá cao đánh vào tâm lí công ty Việt, sử dụng nguồn nguyên liệu Việt Nam. Nhờ có điều đó, thương hiệu này được định giá cao và được săn đón mua nhượng quyền trà sữa bởi nhiều chủ đầu tư.

Chi phí nhượng quyền: 160-300 triệu VND/3 năm, tùy khu vực chiến lược

Royaltea

Thương hiệu trà sữa được yêu thích từ Hồng Kông này bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2017. Chen chân vào thị trường khi đã có quá nhiều hãng lớn đang làm mưa làm gió nhưng Royaltea vẫn tồn tại và ngày càng mở rộng với đông đảo các cửa hàng nhượng quyền.

Ngân sách Royaltea yêu cầu chủ đầu tư: tối thiểu 1-1.2 tỷ VND

Leetee

Tuy là cái tên mới trong thị trường trà sữa nhưng Leetee cũng là một điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ. Thương hiệu nổi bật với màu hồng chủ đạo này cũng bắt đầu mở nhượng quyền từ năm 2018.

Chi phí nhượng quyền trà sữa: 300 triệu VND/3 năm

R&B

Nổi tiếng là thương hiệu trà sữa duy nhất có nhà máy gia công thực phẩm, R&B là một hãng có giá trị thương hiệu tương đối lớn.

Hãng trà sữa Đài Loan này đã có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới và vẫn được biết đến tin dùng nhờ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành trà sữa.

Goky

Giữa làn sóng ồ ạt của các thương hiệu của Đài Loan, Goky được nhiều người tiêu dùng tìm đến do đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang hương vị khác biệt.

Để được nhận nhượng quyền Goky, các mặt bằng cần phải nằm ở mặt tiền lô góc hoặc có mặt tiền tối thiểu 5m.

Chi phí nhượng quyền trà sữa: 600-800 triệu VND

BoBapop

Bobapop đã từng trở thành một “hiện tượng” tại Việt Nam vào thời kì trà sữa nở rộ do đã có danh tiếng từ năm 2010. Thương hiệu này đã mở rộng nhượng quyền trên nhiều tỉnh thành phố tại Việt Nam.

Cho đến năm 2017, Bobapop thông báo chính thức ngừng nhận nhượng quyền tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn nhận bán nhượng quyền thương hiệu tại các tỉnh thành phố khác trên cả nước.

The Alley

Thương hiệu trà sữa Đài Loan ra đời năm 2013 này đã xuất hiện trên nhiều quốc gia, đặc trưng với đồ uống phục vụ trong cốc đế tròn. Các chủ đầu tư muốn nhận nhượng quyền The Alley cần đạt được một số yêu cầu nhất định về vị trí, địa điểm mở quán.

Chi phí nhượng quyền: 600-1200 triệu VND

Ngoài 10 cái tên được kể đến, trên thị trường Việt Nam hiện nay còn vô số những hãng trà sữa mở quyền nhượng quyền với nhiều mức giá, điều kiện cũng như quyền lợi nhượng quyền khác nhau. Thị trường trà sữa nhượng quyền vẫn chưa bao giờ hết hot do các quyền lợi về thương hiệu, sản phẩm cũng như tốc độ hoàn vốn nhanh.

Tuy nhiên, trước khi ra quyết định mua nhượng quyền, hãy cân nhắc kĩ về tiềm lực tài chính, định vị thương hiệu, giá trị hiện tại cũng như tương lai và các chính sách thương hiệu các hãng đề ra để có thể tồn tại vững bền và ổn định trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: fnbvietnam

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Bumble có lượng người dùng giảm 2 năm liên tiếp

27 Tháng Mười Hai, 2024
Tập đoàn Match Group, chủ sở hữu của hơn 40 ứng dụng hẹn hò và là công ty dẫn đầu thị trường tron…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …