Skip to main content

Nghiên cứu từ khoá là gì? Công cụ nghiên cứu từ khoá

2 Tháng Hai, 2023

Nghiên cứu từ khoá là gì? Các bước nghiên cứu từ khoá trong SEO Web? Tại sao nghiên cứu từ khoá lại quan trọng trong SEO? Các công cụ nghiên cứu từ khoá phổ biến?

Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành SEO (Search Engine Optimization). Nghiên cứu từ khoá là nền tảng của hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và tiếp thị nội dung (Content Marketing) với mục tiêu chính là cung cấp chính xác những gì mà người dùng đang tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo.

nghiên cứu từ khoá là gì
Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) là gì? Các bước nghiên cứu từ khoá trong SEO Web.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Nghiên cứu từ khoá là gì?
  • Tại sao nghiên cứu từ khoá lại rất quan trọng với SEO?
  • Những nền tảng chính của hoạt động nghiên cứu từ khoá là gì?
  • Các kiểu từ khoá chính cần nghiên cứu.
  • Các bước cần làm khi tiến hành nghiên cứu từ khoá là gì?
  • Những công cụ nghiên cứu từ khoá phổ biến hiện nay.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Nghiên cứu từ khoá là gì trong SEO Web?

Nghiên cứu từ khoá trong tiếng Anh có nghĩa là Keyword Research.

Trong phạm vi ngành SEO (Search Engine Optimization), nghiên cứu từ khóa là một quá trình tìm kiếm các từ, truy vấn và cụm từ mà người dùng đang tìm kiếm, đó chính là các từ khóa có lượng tìm kiếm cụ thể.

Nghiên cứu từ khoá liên quan đến việc kết nối mức độ liên quan của các từ khóa tới một website hay webpage cụ thể với mục tiêu là cung cấp cho người tìm kiếm những nội dung có giá trị và phù hợp nhất, thứ mà người dùng cần đằng sau mỗi từ khoá được gọi là ý định tìm kiếm (Search Intent).

Ở góc độ marketing, nghiên cứu từ khóa cũng liên quan đến việc phân loại các truy vấn tìm kiếm thành các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey) và các kiểu từ khoá khác nhau, chẳng hạn như từ khoá thương mại, từ khoá điều hướng hay từ khoá thông tin.

Nghiên cứu từ khóa hiệu quả là khi thương hiệu giúp người dùng tìm thấy những gì họ cần:

  • Người mua hàng muốn mua một thứ gì đó có thể tìm thấy các trang hay thông tin sản phẩm phù hợp.
  • Người dùng muốn biết ‘cách thực hiện một công việc gì đó’ có thể tìm thấy trang giải thích cụ thể về quy trình thực thi.
  • Người dùng muốn nghiên cứu về thương hiệu có thể tìm hiểu về thương hiệu đó.

Cuối cùng, vì nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn và bạn cũng không thể tối ưu thứ hạng cho tất cả các từ khoá, nghiên cứu từ khóa cũng liên quan đến việc đánh giá mức độ ưu tiên của các từ khoá, có những từ khoá bạn cần có được thứ hạng cao và cũng có những từ khoá là không cần thiết.

Tại sao nghiên cứu từ khoá lại rất quan trọng với SEO?

Tại sao nghiên cứu từ khoá lại rất quan trọng với SEO?
Tại sao nghiên cứu từ khoá lại rất quan trọng với SEO?

Về tổng thể, hoạt động nghiên cứu từ khoá và SEO đều xoay quanh các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo Search.

Công cụ tìm kiếm (Search Engine) là một hệ thống truy xuất thông tin được xây dựng xoay quanh các truy vấn (từ khoá) mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm với mục tiêu là tìm thấy các câu trả lời phù hợp.

Trọng tâm chính của các công cụ tìm kiếm theo đó là kết nối người dùng với các nội dung hay thông tin phù hợp nhất trên các website và ứng dụng, đây chính là lúc hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) phát huy tác dụng.

Nghiên cứu từ khóa tốt là nền tảng để các doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng tiềm năng của mình mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều chi phí.

Dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, là B2B hay B2C, mục tiêu tối thượng ban đầu là thấu hiểu đối tượng mục tiêu, hiểu họ là ai, họ muốn gì, và doanh nghiệp có thể đáp ứng các mong muốn của họ như thế nào.

Nghiên cứu từ khóa là một phần của quá trình thấu hiểu đối tượng mục tiêu, bằng cách đánh giá và dự báo nhu cầu từ chính các từ và cụm từ mà khách hàng sử dụng.

Nghiên cứu từ khóa cũng sẽ giúp thương hiệu xác định các cơ hội có thể có:

  • Liệu lưu lượng truy cập (traffic) có được từ các từ khoá có khả năng chuyển đổi thành mục tiêu cuối cùng (chẳng hạn như bán hàng) hay không?
  • Mỗi khách hàng có được đáng giá bao nhiêu đối với doanh nghiệp và nó có đáng không?

Về cơ bản, nghiên cứu từ khóa cũng là một công cụ nghiên cứu kinh doanh.

Cách nghiên cứu từ khoá.

Cách nghiên cứu từ khoá.
Cách nghiên cứu từ khoá.

Một khi bạn đã có thể hiểu được khái niệm và vai trò của hoạt động nghiên cứu từ khoá, bạn cần xem xét đến cách nghiên cứu từ khoá, các thành phần cần phân tích khi nghiên cứu từ khoá.

Dưới đây là các yếu tố chính bạn có thể tham khảo.

  • Dung lượng tìm kiếm hàng tháng (Search Volume).

Dung lượng tìm kiếm là thước đo quan trọng hàng đầu của từ khóa. Đây là lúc bạn cần phân tích xem với từng từ khoá cụ thể, có ai đang tìm kiếm nó hay không, và nếu có thì con số đó là bao nhiêu.

Ở đây, bạn cần hiểu là, từ khoá có lưu lượng tìm kiếm lớn không có nghĩa là bạn cần xếp hạng cao với nó mà là đánh giá xem liệu từ khoá đó có thực sự phù hợp với website hay các sản phẩm mà bạn đang cung cấp hay không.

Các từ khoá hay truy vấn có lượng tìm kiếm cao thường là các từ khoá chung chung, khi người dùng muốn tìm hiểu các thông tin căn bản về một thứ gì đó, các từ khoá này thường nằm ở các phần đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel).

Ngược lại, các truy vấn có lượng tìm kiếm ít hơn thường là các truy vấn hướng đến các mục đích cụ thể, các truy vấn này thường nằm ở các phần cuối của phễu bán hàng.

Các từ khóa có khối lượng tìm kiếm thấp hơn trong phần lớn trường hợp lại có thể mang lại nhiều giá trị hơn.

  • Ý định tìm kiếm (Search Intent).

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, mục đích của người dùng đằng sau các truy vấn hay từ khoá là thông tin.

Ví dụ, khi bạn tìm kiếm quảng cáo là gìthứ mà bạn cần có thể là các khái niệm về quảng cáo, các định dạng quảng cáo, mục đích của quảng cáo và hơn thế nữa.

Ý định tìm kiếm quan trọng theo 2 cách, thứ nhất, ý định tìm kiếm liên quan đến những gì khách hàng hay người tìm kiếm cần chứ không phải là những gì doanh nghiệp đang có, thứ hai, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ ưu tiên xếp hạng cho các website (webpage) cung cấp các nội dung liên quan nhất đến các từ khoá mà người dùng đã sử dụng.

Vì vậy, trang nội dung của bạn càng phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng thì càng có thể xếp hạng tốt hơn.

  • Tính liên quan của từ khoá với website.

Khi các công cụ tìm kiếm như Google xem xét liệu trang nào sẽ được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs), thuật toán tìm kiếm sẽ đánh giá các trang khác mà người dùng đã nhấp (click) vào cho từ khoá đó.

Ví dụ khi người dùng tìm kiếm KOL, Google phải xem xét liệu người dùng đang muốn biết KOL là gì, cách trở thành KOL hay muốn sử dụng dịch vụ KOL.

Mức độ liên quan của từ khóa cũng tương tự mục đích tìm kiếm của người dùng. Đó là việc hiểu ý nghĩa thực sự của người dùng khi họ tìm kiếm. Mức độ liên quan càng khó xác định với các từ khoá ngắn và chính xác hơn với các từ khoá dài.

  • Các kiểu từ khoá chính.

Khi tiến hành nghiên cứu từ khoá, có 4 kiểu từ khóa chính liên quan đến các ý định tìm kiếm khác nhau.

  • Từ khoá thông tin: người dùng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, họ cần những câu trả lời tổng thể, nhiều thông tin.
  • Từ khoá điều hướng: người dùng muốn tìm kiếm một thương hiệu, trang web hoặc sản phẩm cụ thể (các từ khoá thương hiệu sẽ thuộc nhóm từ khoá này).
  • Từ khoá thương mại: người dùng bắt đầu nghiên cứu về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Từ khoá chuyển đổi: người dùng sẵn sàng hoàn tất việc mua hàng hoặc để lại thông tin để được tư vấn.

Các từ khóa địa phương (Local keyword) cũng có thể được coi là một danh mục từ khoá.

Các bước nghiên cứu từ khoá.

Đến đây, khi bạn đã dần hiểu rõ hơn về những giá trị mà hoạt động nghiên cứu từ khoá có thể mang lại, bạn có thể bắt tay ngay vào công việc nghiên cứu.

1. Cách tìm ý tưởng từ khóa.

Bước đầu tiên khi nghiên cứu từ khoá là tìm kiếm các ý tưởng cho từ khoá gốc (Seed Keywords), bạn có thể có được ý tưởng từ:

Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu từ khoá hay làm SEO cuối cùng là phục vụ cho người tìm kiếm hay khách hàng tiềm năng của thương hiệu.

Bạn cần hiểu khách hàng của bạn muốn gì. Hãy suy nghĩ về nhu cầu và nỗi đau của họ, những vấn đề họ đang gặp phải và hơn thế nữa.

Từ đây, bạn có thể bắt đầu liệt kê các từ, ý tưởng và chủ đề xoay quanh thị trường ngách hoặc các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Sử dụng các kiểu câu hỏi khác nhau.

Các từ khóa dựa trên câu hỏi rất có giá trị vì chúng có thể giúp website có được thứ hạng tốt hơn ngay cả với các từ khoá có tính cạnh tranh cao.

Bằng cách phỏng vấn trực tiếp đội ngũ bán hàng (Sales) và phân tích các dữ liệu từ CRM, bạn có thể tìm thấy các câu hỏi mà khách hàng thường hỏi nhất.

Bạn có thể sử dụng các định dạng câu hỏi như What (Cái gì), How (bằng cách nào), When (khi nào)…để thống kê loại câu hỏi.

  • Đánh giá các từ khoá hiện tại.

Nếu website của bạn đã đi vào hoạt động được một thời gian, Google Search Console có thể cho bạn biết Google đang nghĩ gì về website của bạn.

Nếu Google đang hiển thị nhiều truy vấn không liên quan gì đến sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn, bạn cần sử dụng nhiều từ khóa tập trung hơn cho website của mình.

  • Từ khóa của đối thủ cạnh tranh.

Cũng tương tự như bất kỳ hoạt động marketing nào khác, nghiên cứu từ khoá hay làm SEO cũng cần liên hệ trực tiếp đến các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.

Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp các từ khoá mà đối thủ đang sử dụng bạn cũng có thể tìm kiếm các khoảng trống mà họ chưa nhắm tới.

  • Phân tích từ khóa gốc (từ khoá hạt giống).

Từ khoá gốc là các từ khoá ngắn chung chung như iPhone, Marketing, Influencer…đóng vai trò là gốc rễ để xây dựng nên các từ khoá và chủ đề nội dung (Content Topic) liên quan.

2. Cách phân tích từ khoá.

Với các từ khoá có được, bạn cần tiến hành phân tích sâu hơn, các nội dung có thể có là:

  • Khối lượng tìm kiếm (Search Volume).
  • Mục đích tìm kiếm (Search Intent).
  • Cụm chủ đề (Topic).

3. Cách lựa chọn từ khóa.

Sau khi đánh giá các từ khoá thông qua khối lượng tìm kiếm, ý định tìm kiếm và cụm chủ đề, bạn sẽ cần quyết định xem mình nên chọn từ khoá nào hay bạn có lợi thế hơn với các từ khoá nào.

Bạn có thể sử dụng các thành phần dưới đây để lựa chọn từ khoá.

  • Độ khó của từ khóa.

Độ khó của từ khóa là một trong những số liệu từ khóa quan trọng nhất khi thực hiện nghiên cứu từ khoá.

Nếu một từ khóa cạnh tranh đến mức bạn cần nhiều nguồn lực để xếp hạng, bạn cần phải có nhiều chiến lược hơn.

Nếu bạn là người mới, bạn có thể lựa chọn các từ khóa cạnh tranh thấp để nhanh chóng có được lưu lượng truy cập, theo thời gian, bạn có thể lựa chọn tiếp đến các từ khoá có mức độ cạnh tranh cao hơn.

  • Kết nối các từ khoá đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Trừ khi bạn là một thương hiệu lớn với ngân sách lớn và bạn thực hiện tối ưu hoá công cụ tìm kiếm chỉ để nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), bạn cần chọn các từ khoá có khả năng giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh (chẳng hạn như Lead) trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Nghiên cứu từ khóa thông minh không chỉ là việc cố gắng nhắm mục tiêu đến các từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn mà đó là quá trình tìm kiếm các từ khoá phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp (trong từng giai đoạn).

Các công cụ nghiên cứu từ khoá phổ biến nhất hiện nay.

Để có thể nghiên cứu từ khoá, bạn cần sử dụng các công cụ phân tích khác nhau bao gồm cả các công cụ miễn phí lẫn có trả phí.

Dưới đây là một số công cụ bạn có thể tham khảo.

  • Google Keyword Planner.
  • Google Trends.
  • Google Search Console.
  • Keywordtool.io
  • Hoặc các công cụ khác như Ahrefs, SemRush, Moz…

Kết luận.

Như đã phân tích, bạn thấy rằng, dù bạn là một Marketer hay SEOer thì hoạt động nghiên cứu từ khoá cũng vô cùng quan trọng và nên là nền tảng của bất kỳ hoạt động xây dựng nội dung nào, bằng cách hiểu rõ nghiên cứu từ khoá là gì và các bước cần làm khi tiến hành nghiên cứu từ khoá, bạn có thể đảm bảo rằng những gì bạn đang cung cấp là phù hợp với khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …