Skip to main content

Facebook chia sẻ những nội dung sẽ bị giới hạn trong nguồn cấp dữ liệu

26 Tháng Chín, 2021

Khi Facebook đối mặt với một cuộc khủng hoảng PR mới sau hàng loạt cuộc điều tra gần đây, nền tảng này cũng đang tìm cách để cung cấp nhiều hơn nữa tính minh bạch trong các quy trình hiển thị nội dung của mình.

Vào năm 2020, Facebook đã xuất bản một giải thích về cách thức hoạt động của thuật toán trên nguồn cấp dữ liệu (bảng tin), bao gồm các yếu tố xếp hạng chính quyết định phạm vi tiếp cận của các bài đăng.

Và hiện tại, Facebook đã chia sẻ một tổng quan khác, lần này là những nội dung mà nền tảng này sẽ giới hạn trong nguồn cấp dữ liệu, các nội dung này không nhất thiết phải vi phạm nguyên tắc cộng đồng, nhưng ít nhất sẽ bị giảm phạm vi tiếp cận vì nhiều lý do.

Advertisement

Theo giải thích của Facebook:

“Nguyên tắc phân phối nội dung của chúng tôi chỉ ra một số loại nội dung sẽ bị giảm phân phối trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

Các biện pháp thực thi của chúng tôi nhằm mục tiêu giảm những nội dung có vấn đề xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu, những nội dung ít có giá trị phản hồi trực tiếp của mọi người, đồng thời khuyến khích các nhà xuất bản đầu tư nhiều hơn vào những nội dung chất lượng cao và thúc đẩy một cộng đồng an toàn hơn.”

Trọng tâm chính ở đây là những nội dung có khả năng gây hiểu lầm và có vấn đề. Theo đó Facebook sẽ tìm cách giảm phạm vi tiếp cận của các bài đăng thuộc các danh mục sau:

  • Ad farms  – Các bài đăng có chứa liên kết đến các trang tràn ngập hay chỉ có quảng cáo, được thiết kế hoàn toàn để xem quảng cáo và tăng traffic từ quảng cáo.
  • Clickbait (Kêu gọi nhấp chuột) – Các bài đăng gây hiểu lầm, khó hiểu được thiết kế để thu hút các lần nhấp chuột.
  • Các bình luận có khả năng bị báo cáo hoặc bị ẩn – Các nhận xét mà Facebook dự đoán mọi người có khả năng ẩn hoặc báo cáo, dựa trên thông tin chi tiết trong quá khứ.
  • Mồi tương tác – Các bài đăng yêu cầu người dùng tương tác (ví dụ: chia sẻ, bình luận, thích) cho các mục đích khác ngoài lời kêu gọi hành động cụ thể.
  • Liên kết đến các tên miền có nhiều nghi ngờ – Đây là các tên miền ngụy trang điểm đến của chúng bằng cách che giấu tên của trang đích hoặc địa chỉ website.
  • Liên kết đến các website yêu cầu những dữ liệu không cần thiết từ phía người dùng – Điều này bao gồm các website yêu cầu nhận thông tin cá nhân của người dùng trước khi hiển thị nội dung.
  • Trải nghiệm web chất lượng thấp – Website có nhiều lỗi hoặc hiển thị kém trên thiết bị di động.
  • Các bình luận chất lượng thấp – Hệ thống của Facebook sẽ giảm phạm vi tiếp cận các bài đăng có các nhận xét mà không có các từ ngữ cụ thể (tức là chỉ có thẻ tên người dùng hoặc các ký hiệu như dấu chấm…) và / hoặc các khối văn bản được cắt dán.
  • Các sự kiện chất lượng thấp – Facebook sẽ giảm phạm vi tiếp cận của các sự kiện không đầy đủ hoặc từ các Trang (fanpage) có dấu hiệu hành vi không xác thực.
  • Video chất lượng thấp – Các video được đăng dưới dạng “chương trình phát sóng trực tiếp” mà Facebook dự đoán là tĩnh cũng như các hình ảnh tĩnh được tải lên dưới dạng “video” mà không có âm thanh động.
  • Các trang được dự đoán là spam – Các trang mà Facebook dự đoán có thể đang chứa các phần mềm độc hại và / hoặc lừa đảo.
  • Nội dung giật gân về sức khỏe và các bài đăng về sức khỏe được thương mại hoá – Bao gồm các tuyên bố về “phương pháp chữa bệnh thần kỳ” và các bài đăng đang cố gắng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các tuyên bố liên quan đến sức khỏe.

Bạn cũng cần lưu ý đến quy tắc “mồi tương tác” (engagement bait) mà một số người đã vô tình vi phạm trong quá khứ.

Advertisement

Theo Facebook, mồi tương tác, trong bối cảnh này, liên quan đến:

“Các bài đăng yêu cầu người dùng tương tác (chẳng hạn như phiếu bầu, lượt chia sẻ, nhận xét, gắn thẻ, lượt thích hoặc các phản ứng khác) cho các mục đích khác với lời kêu gọi hành động cụ thể trên nền tảng Facebook.

Ví dụ: các bài đăng yêu cầu mọi người tham gia để chứng tỏ rằng họ ủng hộ hoặc không ủng hộ một vấn đề hoặc chia sẻ thông tin nhạy cảm liên quan đến các thảm họa thiên nhiên và các sự kiện đe dọa tính mạng.”

Theo Facebook, những phản hồi của người dùng cho thấy rằng người dùng không đánh giá cao những bài đăng kiểu như thế này, điều này cũng liên quan đến các quảng cáo cho các cuộc thi, điều mà Facebook đã chỉ ra:

“Không được sử dụng dòng thời gian cá nhân và kết nối bạn bè để quản lý các chương trình khuyến mãi (ví dụ: chia sẻ trên dòng thời gian của bạn để tham gia “hoặc” chia sẻ trên dòng thời gian (timeline) của bạn bè để nhận thêm… và gắn thẻ bạn bè của bạn trong bài đăng này để tham gia…). Tất cả yêu cầu này đều không được phép.”

Advertisement

Ngoài ra, Facebook cũng sẽ đánh giá thấp các tên miền có hạn chế về nội dung gốc, những tên miền đã chia sẻ các thông tin sai lệch đã được kiểm chứng thực tế trong quá khứ và các bài đăng không thể hiện minh bạch các tác giả.

Facebook cũng sẽ giới hạn phạm vi tiếp cận của nội dung từ các tên miền và Trang có ‘khoảng trống nhấp chuột’ cao:

“Các liên kết đến các website nhận được lượng truy cập trực tiếp từ Facebook đặc biệt không tương xứng so với tổng lượng lưu lượng truy cập (traffic) mà các website đó nhận được từ các phần (nguồn) còn lại trên Internet.”

Yếu tố cuối cùng trong nguyên tắc phân phối nội dung của Facebook là xem xét sự an toàn của cộng đồng và giới hạn phạm vi tiếp cận của các bài đăng có thể gây khó chịu hoặc có hại cho người dùng trên nền tảng.

Điều này bao gồm các nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook và các liên kết đến các trang đích chứa nội dung khiêu dâm và / hoặc gây sốc.

Advertisement

Một lần nữa, đối với hầu hết các quy tắc, những người dùng và trang hợp pháp không có quá nhiều lo lắng, vì chúng rõ ràng là áp dụng cho các trường hợp bất hợp pháp và lừa đảo.

Tuy nhiên, bạn nên xem xét và cân nhắc cách tiếp cận của mình, đồng thời đảm bảo rằng nội dung và quy trình của bạn không vi phạm các quy tắc này của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement