Skip to main content

Thuật toán LinkedIn: Đây là cách LinkedIn đánh giá bài đăng

28 Tháng Sáu, 2023

Cũng tương tự như bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác, LinkedIn cũng thường xuyên cập nhật mới thuật toán để phù hợp với bối cảnh mới, cùng MarketingTrips khám phá những thay đổi trong thuật toán của LinkedIn trong bài viết này.

Thuật toán LinkedIn
LinkedIn thay đổi thuật toán: Đây là cách LinkedIn đánh giá bài đăng

Để mở đầu cho những cập nhật thuật toán mới của LinkedIn, Dan Roth, người đứng đầu bộ phận biên tập của LinkedIn cho biết: “Khi mọi thứ trở nên lan truyền (Viral) trên LinkedIn, đó thường là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần xem xét lại cách chúng tôi phân phối nội dung trên nền tảng.”

Với các thuật toán được cập nhật mới, trong khi có một số nội dung sẽ được ưu tiên hơn, một số nội dung khác sẽ có ít cơ hội được hiển thị hơn, thậm chí là được liệt kê vào nhóm nội dung vi phạm.

Một số nội dung về thuật toán mới của LinkedIn sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bai gồm:

  • Những thay đổi lớn trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của LinkedIn.
  • Làm thế nào bài đăng của doanh nghiệp hay nhà sáng tạo có thể được chú ý nhiều hơn.
  • Tại sao thuật toán của LinkedIn lại tìm cách hạn chế các kiểu nội dung lan truyền.
  • Những ưu tiên mới trong thuật toán đề xuất và phân phối nội dung của LinkedIn.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?

Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.

Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.

Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.

Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.

Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.

Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.

2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.

Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.

Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.

‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.

Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.

Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.

Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:

1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.

Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?

Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.

Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.

2. Ai là tác giả của các bài đăng.

Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.

Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?

Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.

3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”

Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.

Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.

Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.

LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.

Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.

4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.

LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.

Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.

Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.

Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.

LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?

Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.

Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.

Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.

LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …