Một số mẹo để xây dựng nội dung và quảng cáo trên LinkedIn
Nếu bạn đang tìm cách để tối ưu hoá nội dung quảng cáo hay cải thiện chất lượng của các bài đăng trên LinkedIn, hãy cùng MarketingTrips khám phá một số mẹo hay trong bài viết này.
Vừa có thể áp dụng cho cả các nội dung quảng cáo (có trả phí) lẫn các nội dung tự nhiên, những chiến thuật nhỏ dưới đây rất đáng để bạn thử nghiệm cho thương hiệu của mình.
Người dùng rất muốn được tương tác.
Với LinkedIn và hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, người dùng thực sự rất muốn được tương tác, vấn đề là liệu thương hiệu có cho họ đủ lý do để tương tác hay không, quá trình tương tác có đơn giản không, hay liệu người dùng có nhận được thứ gì đó để đáp lại sự tương tác của họ.
Cũng tương tự như các bài đăng thăm dò ý kiến (poll), người dùng được nói lên quan điểm của họ một cách hết sức đơn giản (chỉ cần tick chọn), nếu thương hiệu đang tìm kiếm sự tương tác, thương hiệu cũng nên suy nghĩ đến việc ghi nhận bằng hành động các phản hồi của khách hàng (dù đó là những lời cảm ơn, phiếu giảm giá hay các ưu đãi khác).
Những nội dung và quảng cáo mang tính đột phá có nhiều khả năng được chú ý hơn.
Khi người dùng không ngừng lướt bảng tin (news feed) của họ hàng ngày với hàng tá các loại nội dung khác nhau được chia sẻ. Bên cạnh đó, với người dùng LinkedIn, khi họ là những cá nhân chuyên nghiệp vốn có nhiều sự đòi hỏi hơn về mặt sáng tạo và chỉnh chu từ thương hiệu, sự khác biệt của nội dung càng trở nên quan trọng hơn.
Các nội dung phá cách (Disruptive Marketing) có thể bao gồm các tuyên bố mang tính táo bạo, đột phá, mới lạ, thứ có thể kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò của người đọc, đó cũng có thể là các hình ảnh bắt mắt, sáng tạo trong bố cục thể hiện và hơn thế nữa.
Các nội dung có thể gây tranh luận cũng có thể được liệt kê vào nhóm loại nội dung này, các thuật toán của các nền tảng mạng xã hội về cơ bản là không thể xác định sự khác biệt giữa mức độ tương tác tích cực và tiêu cực với các kiểu nội dung này.
Hãy tạo ra nguồn cảm hứng.
Một chìa khóa khác để bạn có thể tối đa hóa mức độ tương tác với các bài đăng trên mạng xã hội của bạn là kích hoạt phản ứng cảm xúc của người dùng, và trong khi sự tức giận là một cách để thúc đẩy điều đó thì niềm vui, hạnh phúc và nguồn cảm hứng cũng có nhiều khả năng khiến người dùng tương tác tích cực hơn.
Thay vì chỉ đơn giản là đưa ra các trích dẫn hay câu nói truyền cảm hứng, hãy nhắm đến việc tạo ra những câu chuyện truyền cảm hứng tới niềm tin vào thương hiệu và kết nối với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Những câu chuyện truyền cảm hứng cũng giúp củng cố giá trị của thương hiệu, thứ cuối cùng có thể mang lại nhiều hiệu ứng tích cực về thương hiệu theo thời gian.
Hãy sử dụng đúng hình ảnh.
Việc sử dụng các hình ảnh (visual) phù hợp và với định dạng phù hợp, là chìa khóa để tăng cường tương tác trên LinkedIn (và nhiều nền tảng khác).
Các nội dung có hình ảnh lớn hơn có xu hướng nhận được CTR (tỷ lệ nhấp chuột) cao hơn 38% (Theo LinkedIn), kích thước hình ảnh được khuyến nghị là 1200 x 627 pixel.
Tối ưu hoá kích thước hiển thị trên thiết bị di động cũng là cách bạn không nên bỏ qua khi nói đến các chiến thuật chạy quảng cáo trên LinkedIn.
Tiêu đề ngắn gọn hơn có hiệu suất tốt hơn.
Theo số liệu từ LinkedIn, các bài đăng có tiêu đề ngắn gọn và chính xác thường có mức độ tương tác cao hơn.
Khi viết tiêu đề quảng cáo, hãy sử dụng từ 150 ký tự trở xuống. Đối với các nội dung mô tả, nên sử dụng từ 70 ký tự trở xuống (nhiều ký tự hơn sẽ bị cắt bớt trên máy tính để bàn).
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ AI tổng quát như ChatGPT để xây dựng các biến thể nội dung cho LinkedIn, cũng như các công cụ AI tổng quát do chính LinkedIn cung cấp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips