Skip to main content

Social Proof là gì? Hiểu về hiệu ứng lan truyền trong Marketing

28 Tháng Tám, 2021

Social Proof (hiệu ứng lan truyền) hay bằng chứng xã hội là tất cả những gì dựa trên ý tưởng về những ảnh hưởng của yếu tố chuẩn mực trong xã hội đối với người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu các khái niệm như Social Proof là gì, những lợi ích mà Social Proof mang lại cho thương hiệu là gì và cách ứng dụng Social Proof vào các hoạt động marketing như thế nào và hơn thế nữa.

social proof là gì
Social Proof là gì? Tại sao nó hiệu quả và cách ứng dụng nó vào các hoạt động Marketing

Ý tưởng cho rằng, để được cảm thấy tương tự hoặc thậm chí là được công nhận bởi những người có ảnh hưởng, người tiêu dùng có xu hướng tuân theo (hoặc dễ chấp nhận hơn) những người tương tự như mình nhất.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.

  • Social Proof là gì?
  • Hiệu quả chính mà Social Proof mang lại là gì? Các chuyên gia nói gì về Social Proof.
  • 6 kiểu Social Proof cơ bản nhất là gì?
  • 3 kiểu social proof rất sáng tạo bạn có thể tham khảo.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Proof là gì?

Social Proof trong tiếng Việt có nghĩa là Hiệu ứng lan truyền.

Social Proof hay bằng chứng xã hội là ý tưởng dựa trên sức ảnh hưởng của các yếu tố chuẩn mực trong xã hội, ý tưởng cho rằng mọi người sẽ tuân theo để được giống, tương tự hoặc được chấp nhận bởi những người có ảnh hưởng hoặc bởi xã hội.

Khi bạn đang lướt web và truy cập vào một website nào đó, bạn thấy những lời chứng thực từ một chuyên gia trong ngành mà bạn tôn trọng, đó chính là ví dụ của khái niệm social proof hay bằng chứng xã hội.

Bạn tiếp tục xem đến trang định giá và bạn thấy rằng có rất nhiều khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó, đó cũng chính là social proof.

Sau đó bạn đăng ký dùng thử bản demo vì bạn thấy sản phẩm hoặc dịch vụ đó thực sự có thể giải quyết được các vấn đề cho những người tương tự như bạn, đó tiếp tục là bằng chứng xã hội.

Về cơ bản, Social Proof “mượn sức ảnh hưởng” của các bên thứ ba để thu hút và xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng.

Social Proof là khái niệm nổi lên trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội (Social Media) phát triển mạnh mẽ, bạn có thể xem Social Media là gì để hiểu thêm về thuật ngữ này.

Hiệu quả chính mà Social Proof mang lại là gì? Các chuyên gia nói gì về Social Proof.

Bà Talia Wolf, Chuyên gia về tối ưu chuyển đổi tại Getuplift:

“Social proof là một phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược trang đích (landing page) của bạn.

Khách hàng thích mua những sản phẩm khiến họ cảm thấy hài lòng hơn về bản thân, những sản phẩm làm thay đổi họ và khiến họ trở nên tốt hơn.

Bằng cách sử dụng social proof hay bằng chứng xã hội dưới dạng lời chứng thực, đánh giá và biểu tượng tin cậy, bạn đang giúp khách hàng đưa ra quyết định một cách dễ dàng hơn, giúp họ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình và nhiều hơn thế nữa.

Social proof có thể kích thích các yếu tố cảm xúc khác nhau. Khi được áp dụng một cách tinh tế, bạn có thể khơi dậy các yếu tố kích thích cảm xúc tích cực của khách hàng, điều này cuối cùng sẽ thôi thúc họ mua hàng và gắn bó với thương hiệu của bạn.”

Ông Mat Carpenter từ ShipYourEnemiesGlitter chia sẻ:

“Là một người không ngừng xây dựng, thử nghiệm và tối ưu các trang đích, tôi luôn bao gồm một số hình thức social proof khác nhau trên trang, cho dù đó là các bài đánh giá sản phẩm, lời chứng thực từ khách hàng hay thậm chí là các nút chia sẻ trên mạng xã hội.

Từ quan điểm thống kê, social proof đã hoàn toàn chứng minh được vai trò của nó.

Người tiêu dùng cho biết họ sẽ tiết kiệm được 54 USD một tháng, có trách nhiệm với xã hội hơn, rằng họ sẽ giúp ngăn chặn hiệu úng nhà kính khi họ bắt đầu sử dụng quạt máy thay cho điều hoà.

Đa số những người này thừa nhận họ làm như vậy vì hàng xóm của họ đã làm. Đây là một ví dụ tuyệt vời về mức độ thuyết phục của các yếu tố bằng chứng xã hội.”

6 kiểu Social Proof cơ bản nhất là gì?

Có 6 kiểu bằng chứng xã hội cơ bản mà bạn thường gặp. Bạn có thể chọn những hình thức phù hợp nhất với thương hiệu của mình trong các trường hợp cụ thể.

1. Case studies.

Đó là những phân tích chuyên sâu và theo hướng dữ liệu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đã cung cấp cho khách hàng hiện tại. Bạn có thể sử dụng điều này nếu bạn đang làm marketing cho các doanh nghiệp B2B, công nghệ, agency, v.v.

2. Testimonials (trải nghiệm của khách hàng).

Đó là những lời giới thiệu đơn giản, ngắn gọn từ những khách hàng hiện tại đang rất hài lòng với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Cách làm này được áp dụng khá phổ biến.

Chúng có thể trở nên hiệu quả hơn rất nhiều trên các trang đích cho sách điện tử miễn phí (free eBook) hoặc trang đích của các sản phẩm SaaS (tốt nhất là trả tiền theo tháng).

Ngoài ra, những hình ảnh, tên doanh nghiệp, các thông tin rõ ràng về doanh nghiệp cũng có thể cung cấp cho bạn nhiều sự tín nhiệm với khách hàng mục tiêu.

3. Reviews (các bài đánh giá từ khách hàng).

Hãy coi các bài đánh giá về sản phẩm là ‘người anh em họ’ với những lời chứng thực. Hãy đặc biệt sử dụng chúng cho các sản phẩm quá kỹ thuật hoặc trong các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao.

Lưu ý, khách hàng thường đánh giá bất cứ khi nào họ muốn. Do đó bạn nên thường xuyên kiểm tra các diễn đàn, các nền tảng mạng xã hội hoặc website của mình để theo dõi những gì họ đang nói về bạn. Bạn cũng có thể có các phương án phản hồi kịp thời với các đánh giá tiêu cực.

4. Các phương tiện mạng xã hội.

Đó là những lời khen ngợi từ các khách hàng hiện tại và / hoặc những người ủng hộ thương hiệu của bạn dưới dạng các bài đăng trên Facebook, bình luận trên Instagram, v.v.

Hãy lưu lại mọi điều tích cực mà mọi người nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Loại bằng chứng xã hội này vô cùng hiệu quả đối với các sản phẩm và dịch vụ B2C.

5. Trust icons (các biểu tượng đáng tin cậy).

Nếu bạn đang có các đối tác liên kết hoặc hợp tác là những doanh nghiệp lớn hoặc đáng tin cậy, đừng quên để các logo hay biểu tượng của họ vào website của bạn.

Về mặt kỹ thuật, logo và các biểu tượng có thể được coi là các bằng chứng xã hội.

6. Các con số hoặc dữ liệu.

Tổng số những khách hàng bạn đã phục vụ, số lượng lời mời còn lại, v.v. Một con số có ý nghĩa có thể có giá trị bằng một nghìn từ.

Buffer sử dụng bằng chứng xã hội theo phong cách “X khách hàng được phục vụ” để khuyến khích sự chuyển đổi, cùng với một loạt các con số ấn tượng khác như tổng số người đọc blog mỗi tháng hay người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.

social proof là gì
Social Proof là gì? Tại sao nó hiệu quả và cách ứng dụng nó vào các hoạt động Marketing

3 kiểu social proof rất sáng tạo bạn có thể tham khảo.

1. Social proof thông qua việc kể chuyện.

Nếu bạn đã xây dựng trang đích của mình một cách chính xác, trang đích đó nên kể về một câu chuyện đầy tính gắn kết cho mọi khách hàng truy cập.

Đó có thể là một câu chuyện về cách một khách hàng của bạn đã thay đổi như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm của bạn hay một câu chuyên hài hước nào đó mà khách hàng của bạn đã gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm.

2. Social proof kiểu ngụ ý.

Hầu hết các bằng chứng xã hội mà bạn thấy ngày nay là trực tiếp, tức là bạn nói trực tiếp những gì bạn muốn với khách hàng của mình.

Hãy thử hình dung theo một cách khác, bạn thử một sản phẩm X nào đó và bạn thấy nó thật tuyệt vời, chỉ dừng lại ở đó thôi.

Đôi khi, lý lẽ thuyết phục nhất là lý lẽ mà khách hàng tự suy luận ra từ các ngụ ý của bạn. Bạn không trực tiếp yêu cầu khách hàng nghĩ như vậy.

3. Social proof kiểu các hoạt động gần đây nhất.

Mọi trang đích mà bạn thấy đều có các bằng chứng xã hội theo phong cách “X khách hàng được phục vụ..”. Đương nhiên, nó có thể hiệu quả nhưng nếu bạn xử dụng nó quá nhiều thì điều gì sẽ xảy ra?

Bạn có thể suy nghĩ theo một cách khác. Hiển thị cách mọi người gần đây đã sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Cách sử dụng Social Proof trên website hay trang đích của bạn.

Các giá trị khi sử dụng bằng chứng xã hội đã quá rõ ràng, vấn đề của bạn bây giờ là kiểm tra và tối ưu xem bạn nên sử dụng nó như thế nào và khi nào nên dùng nó.

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng của các bằng chứng xã hội mà bạn nên liên tục thử nghiệm và tối ưu hóa:

  • Các kiểu social proof. Hãy thử 6 kiểu tiêu chuẩn, 3 kiểu sáng và hàng chục tùy chọn khác có sẵn. Bằng chứng xã hội hiệu quả, nhưng cách bạn trình bày nó cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
  • Nội dung của social proof. Hãy liên tục tìm kiếm các bằng chứng xã hội để hiển thị trên trang đích của mình. Hãy luôn khai thác và nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu xem sở thích của họ là gì, họ tin hay không tin vào điều gì…. Hãy thử những lời chứng thực giúp giải quyết sự phản đối, lời chứng thực nói về lợi ích, lời chứng thực sử dụng các từ khóa cốt lõi của bạn và nhiều hơn thế nữa.
  • Vị trí của social proof. Các bằng chứng xã hội luôn được thể hiện ở các phần dưới cùng của trang đích hoặc được phân bổ các phần đầu, giữa và cuối trang đích. Tuy nhiên dù cho nó nằm ở đâu, bạn cũng đừng quên tập trung vào việc thiết kế để làm sao nó có thể hiển thị một cách thân thiện nhất với khách hàng của mình.

Kết luận.

Trong thời kỳ khi mà yếu tố nghệ có tác động đến hầu hết các hành vi và thói quen của người tiêu dùng, khi người tiêu dùng ngày càng khó có thể tin tưởng về những gì doanh nghiệp truyền tải đến họ, Social Proof trở thành một phương thức mới để xây dựng và bảo vệ uy tín của thương hiệu.

Với tư cách là những người làm marketing, nhiệm vụ của bạn là thấu hiểu Social Proof là gì, hiểu khách hàng mục tiêu đang mong muốn điều gì và từ đó giúp họ cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm các sản phẩm của thương hiệu.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …