Skip to main content

Điều gì tạo nên một đội nhóm khởi nghiệp thành công

2 Tháng Tám, 2021

Một câu trả lời phổ biến là kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó, kiến thức về sản phẩm và những kỹ năng trong ngành để dự báo sự thành công của một dự án kinh doanh mới trong tương lai.

Điều gì tạo nên một đội nhóm khởi nghiệp thành công

Nhưng liệu những thứ đó có đủ để một đội nhóm có thể làm việc tốt với nhau không? Trong một nghiên cứu gần đây về 95 nhóm khởi nghiệp mới ở Hà Lan, các nhà nghiên cứu từ CapitalT đã khám phá ra được những thắc mắc này.

Khi các nhà đầu tư mạo hiểm thực hiện thẩm định các công ty khởi nghiệp (startup), họ tập trung rất kỹ vào khía cạnh tài chính của doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó có thú vị không?

Advertisement

Thị trường tiềm năng lớn như thế nào? Các kế hoạch tăng trưởng của họ là gì? Họ tuyển các chuyên gia tài năng nhất và sử dụng các công cụ dữ liệu tiên tiến nhất để trả lời những câu hỏi này và đảm bảo rằng mọi chi tiết về vấn đề tài chính đều được xác thực.

Nhưng khi đánh giá các đội nhóm khởi nghiệp, cảm giác và trực giác có xu hướng là những công cụ thẩm định chính của họ.

Đây không phải là một cách tiếp cận thực sự hiệu quả khi dữ liệu cho chúng ta thấy rằng 60% các dự án kinh doanh mạo hiểm mới đều thất bại do các vấn đề xảy ra với đội ngũ.

Vậy điều gì tạo nên một đội nhóm khởi nghiệp thành công?

Advertisement

Một câu trả lời phổ biến mà bạn thường nghe thấy đó là kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó của nhóm đội ngũ, kiến thức về sản phẩm của họ và các kỹ năng trong ngành giúp họ dự báo sự thành công của một dự án kinh doanh mới.

Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ riêng kinh nghiệm là không đủ để giúp một đội nhóm có thể phát triển mạnh mẽ.

Trong khi kinh nghiệm giúp mở rộng nguồn tài nguyên của đội nhóm, giúp mọi người xác định cơ hội và có liên quan tích cực đến mức độ hiệu quả của đội nhóm, thì một đội nhóm cũng cần có các kỹ năng mềm cần thiết để phát triển thực sự.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy rằng niềm đam mê kinh doanh và tầm nhìn chiến lược chung là yếu tố cần thiết để đạt được hiệu suất nhóm vượt trội đồng thời để được các nhà đầu tư bên ngoài đánh giá cao hơn.

Advertisement

Trong số các công ty khởi nghiệp mà nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, số liệu cho thấy mức độ kinh nghiệm trước đây cao nhưng mức độ đam mê và tầm nhìn tập thể lại ở mức từ trung bình đến thấp cho thấy hiệu suất của đội nhóm yếu kém hơn khi đề cập đến sự đổi mới trong các sản phẩm và dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, khả năng kiểm soát chi phí và mức tăng trưởng doanh số dự kiến.

Ngược lại, với các đội nhóm có mức độ kinh nghiệm trước đây trung bình nhưng mức độ đam mê cao và tầm nhìn tập thể tốt lại cho thấy mức độ hiệu suất cao hơn đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng kinh nghiệm tốt hơn chỉ dẫn đến hiệu suất tốt hơn nếu các thành viên trong nhóm chia sẻ tầm nhìn chiến lược cho toàn công ty.

Những đội ngũ xuất sắc có đủ kỹ năng cứng và mềm.

Khi chúng ta nói về sự cân bằng giữa kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm (kỹ năng cứng) với niềm đam mê và tầm nhìn (kỹ năng mềm), có một vấn đề rất đáng để bạn quan tâm và lưu ý.

Advertisement

Nếu các thành viên trong đội nhóm cực kỳ thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng họ cảm thấy không muốn chia sẻ kiến ​​thức này do thiếu sự thống nhất về tầm nhìn của công ty, thì kiến ​​thức này của họ sẽ vô ích đối với doanh nghiệp.

Ví dụ: nếu một CTO (giám đốc công nghệ) trong nhóm khởi nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành phần mềm và rất hữu ích cho việc xây dựng doanh nghiệp hiện tại, nhưng họ không đồng ý với CEO về chiến lược tương lai của công ty, thì cũng sẽ có ít có khả năng hơn để chia sẻ tất cả kiến ​​thức trước đây mà họ có.

Để minh họa tầm quan trọng của việc đánh giá một đội ngũ doanh nhân mới với sự cân bằng giữa kỹ năng cứng và mềm, hãy xem trường hợp của Emma, ​​một nhà đầu tư tại một công ty chuyên về đầu tư mạo hiểm.

(Tên của những người và tổ chức trong câu chuyện này đã được thay đổi.)

Advertisement

Emma gần đây đang tìm hiểu một khoản đầu tư tiềm năng vào một công ty phần mềm ở Stockholm mà bà tỏ ra rất hào hứng. Hãy tạm gọi công ty này là Clocker.

Khi Emma tìm hiểu về Clocker và nhận được tài liệu từ công ty này, bà đã rất vui mừng với đội nhóm sáng lập của họ. Ngoài các khoản tài chính thú vị, thành tích của đội nhóm này còn rất ấn tượng.

CEO có kiến ​​thức chuyên sâu về ngành, đã làm việc trong lĩnh vực phần mềm trong nhiều năm và từng lãnh đạo bộ phận sản phẩm cho Salesforce.

CFO (giám đốc tài chính) thì tốt nghiệp Harvard, từng làm việc cho Bain & Company trước khi gia nhập Clocker và có kỹ năng chiến lược và tài chính rất mạnh.

Advertisement

Phó giám đốc bán hàng là một thủ lĩnh bán hàng thực sự, người đã từng làm việc với tư cách là giám đốc khách hàng (account manager) của Microsoft.

Cuối cùng, thành viên thứ 4 của đội nhóm là một doanh nhân với những lý lịch thành công và một số kinh nghiệm học được qua những thất bại khi khởi nghiệp.

Trên lý thuyết, đội ngũ này chắc chắn đã có tất cả những gì cần thiết để mở rộng quy mô và xây dựng công ty.

Tuy nhiên, khi các thành viên trong nhóm trình bày bài thuyết trình (pitching) của họ trong phòng họp và xây dựng chiến lược tăng trưởng của Clocker, Emma đã rất thất vọng.

Advertisement

Trong khi CEO nói với Emma rằng cô ấy muốn mở rộng sang Mỹ thì CTO dường như không mong muốn với tham vọng này.

Anh ấy bác bỏ ý tưởng của CEO ngay lập tức và cho rằng công ty sẽ quá bận rộn khi còn vô số các dự án cần làm khác.

Rõ ràng là đội ngũ của Clocker có những mục tiêu rất khác nhau. Họ cũng không đam mê công ty như nhau. Phó Giám đốc Kinh doanh vẫn điều hành công việc bán hàng của riêng mình – trong khi CTO liên tục tìm kiếm các công việc khác.

Khi Emma nói chuyện với CEO trong vài tuần sau đó, bà biết rằng Clocker đã tan rã.

Advertisement

Vì các mục tiêu khác nhau của họ đối với công ty, các thành viên trong đội nhóm không giao tiếp hiệu quả và không chia sẻ kiến thức của họ với nhau, điều này dẫn đến động lực của nhóm kém hơn và khả năng ra quyết định yếu hơn.

Mặc dù kinh nghiệm trước đây thường được coi là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh, nhưng kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ riêng kinh nghiệm sẽ không dẫn đến thành công.

Thay vào đó, kiến thức, kỹ năng và niềm đam mê là những thứ quan trọng khác cần có.

Kinh nghiệm và chuyên môn chỉ dẫn đến hiệu suất tốt hơn nếu các thành viên trong nhóm chia sẻ kiến thức của họ với nhau và làm việc vì môt tầm nhìn chung.

Advertisement

Khi các nhà đầu tư đánh giá các nhóm khởi nghiệp, họ nên nhớ rằng chỉ với một bản sơ yếu lý lịch tuyệt vời thôi là chưa đủ để có thể phát triển doanh nghiệp.

Nếu họ không có niềm đam mê kinh doanh và tầm nhìn chiến lược chung, mọi thứ khác đều tỏ ra là vô nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement