Skip to main content

Thẻ: influencers

Cơ quan toà án Đức yêu cầu các Influencers được trả phí phải gắn nhãn bài đăng là quảng cáo

Theo tờ Reuters, những Influencer (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) nhận tiền từ các thương hiệu để quảng bá sản phẩm phải gắn nhãn rõ ràng các bài đăng đó là quảng cáo, một tòa án của Đức vừa ra phán quyết này.

Cơ quan toà án Đức yêu cầu các Influencers được trả phí phải gắn nhãn bài đăng là quảng cáo

Nếu những người có ảnh hưởng đó không được trả phí từ các thương hiệu, họ có thể trưng bày các sản phẩm mà không cần gắn nhãn quảng cáo, Tòa án Tư pháp Liên bang đã ra phán quyết trong trường hợp liên quan đến 3 người có ảnh hưởng trên nền tảng mạng xã hội Instagram của Facebook.

Những người có ảnh hưởng với hàng nghìn người theo dõi có thể kiếm được nhiều khoản phí lớn từ các doanh nghiệp để quảng bá các sản phẩm trên Instagram.

Tòa án cho biết một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thể hình chẳng hạn lẽ ra phải rõ ràng rằng họ đang quảng cáo có trả phí cho một cho một thương hiệu khác nào đó.

Liên quan đến bài đăng đã dẫn người dùng đến website của một thương hiệu từ người dẫn chương trình truyền hình và người có ảnh hưởng Cathy Hummels, cơ quan toà án cho biết cô không được trả phí cho bài đăng đó nên không có nghĩa vụ phải gắn nhãn cho nó là quảng cáo.

Năm ngoái, Instagram cũng đã thỏa thuận với Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) của Vương Quốc Anh để ngăn chặn các quảng cáo ẩn (bài quảng cáo không được gắn nhãn quảng cáo) của những người có ảnh hưởng trên nền tảng hình ảnh và video của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

3 mẹo nhỏ để xây dựng một chiến dịch người có ảnh hưởng thành công

Khi nhu cầu hợp tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu ngày càng tăng, các thương hiệu hiện có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những trải nghiệm mới và đáng nhớ cho đối tượng mục tiêu của mình.

Để xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả và lâu dài với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), dưới đây là 3 mẹo nhỏ mà các thương hiệu nên cân nhắc khi lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) của mình.

Duy trì tính xác thực của nhà sáng tạo là chìa khoá để thành công.

Mối quan hệ ở đây rất đơn giản: người hâm mộ theo dõi nhà sáng tạo vì họ ‘là một phần’ của những người hâm mộ – họ là ai, họ đại diện cho điều gì, họ quan tâm đến điều gì đều liên quan mật thiết đến những người hâm mộ.

Bản thân nhà sáng tạo nội dung đã trở thành thương hiệu và sự cộng tác này có thành công hay không phụ thuộc vào sự hợp lực tự nhiên (không ép buộc) giữa nhà sáng tạo và thương hiệu.

Những người làm marketing nên dành thời gian để thực sự hiểu nhà sáng tạo, tức họ đang đại diện cho điều gì để từ đó tạo ra một chiến dịch có thể kết hợp được yếu cá tính của họ với thương hiệu một cách tự nhiên.

Thay vì yêu cầu nhà sáng tạo thay đổi hoàn toàn phong cách giao tiếp của chính họ, sẽ luôn hiệu quả hơn khi các thương hiệu tiếp cận chiến dịch với nhà sáng tạo với tư cách là mối quan hệ đối tác, tức để nhà sáng tạo chủ đông trong việc đề xuất thông điệp cũng như nội dung, bởi vì suy cho cùng, khán giả là người hâm mộ của nhà sáng tạo.

Các thương hiệu nên đặt trải nghiệm của khán giả lên hàng đầu và tích hợp với nhà sáng tạo một cách tinh tế thông qua các thông điệp và nội dung của nhà sáng tạo.

Các thương hiệu nên sử dụng yếu tố cảm xúc để thúc đẩy những kết nối và tạo ra nhận thức tới thương hiệu của khán giả.

Nội dung có thương hiệu (Branded content) thường bị mang tiếng xấu, nhưng nếu nhà sáng tạo nội dung có khả năng tích hợp một cách liền mạch với thương hiệu thì đó là tình huống đôi bên cùng có lợi.

Cung cấp giá trị thông qua thuật kể chuyện – Storytelling.

Những người tiêu dùng chuyển sang các nền tảng xem video dài như YouTube với mục đích rất rõ ràng, đây là cơ hội để các thương hiệu có thể trò chuyện với các đối tượng mục tiêu.

Theo Google, có đến 70% người tiêu dùng thích những nội dung YouTube có thể phản ánh cuộc sống của họ và hơn 70% cảm thấy rằng nội dung YouTube mang lại cho họ sự kết nối mang yếu tố con người sâu sắc hơn.

Người tiêu dùng theo dõi những nhà sáng tạo yêu thích của họ vì nhiều lý do – nội dung của nhà sáng tạo liên quan đến niềm đam mê của họ, dạy họ những điều gì đó mới, giúp họ thư giãn… – vì vậy, các thương hiệu nên hợp tác chặt chẽ với nhà sáng tạo để hiểu và đáp ứng những kỳ vọng này.

Nếu người xem video nhìn thấy thông điệp hoặc sản phẩm của thương hiệu thông qua một nhân vật họ yêu thích trong những nội dung mà họ có thể liên quan, thì trải nghiệm này sẽ vô cùng hiệu quả và hoàn toàn có thể tạo ra chuyển đổi.

Các thương hiệu nên hướng tới việc nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người xem và nhà sáng tạo của thương hiệu, mặc dù nghe thì có vẻ hơi xa vời nhưng nó thực sự tạo ra những kết nối mạnh mẽ về lâu dài.

Nhà sáng tạo là đối tác chứ không phải là kênh truyền thông.

Thương hiệu nên coi nhà sáng tạo là đối tác và để họ giúp các thương hiệu lên ý tưởng cho các chiến dịch.

Bởi lẽ họ đã dành cả sự nghiệp của mình để nuôi dưỡng, nghiên cứu và phát triển người hâm mộ của mình, nên hơn ai hết, họ là người có thể hiểu đối tượng mục tiêu của họ nhất.

Hãy tin tưởng những nhà sáng tạo, họ luôn biết cách tốt nhất để đảm bảo khán giả của họ thích nội dung và ghi nhớ đến thông điệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Hãy xem các thương hiệu có thể học hỏi được gì từ mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer – D2C) đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh chóng mô hình này tại các doanh nghiệp: từ việc sở hữu các kênh của riêng họ, đến việc xây dựng các cộng đồng riêng biệt được siêu cá nhân hoá.

Vẫn là một điều dễ hiểu, Trung Quốc là thị trường trọng tâm của những sự thay đổi này.

Điều này được thể hiện rõ trong sự tiên phong của các doanh nghiệp tại thị trường này đối với các đối tác bán lẻ điện tử, vốn là tiền thân của thị trường D2C toàn cầu ngày nay.

Quan hệ đối tác nhà bán lẻ điện tử (E-retailerer Partnerships) ở thị trường Trung Quốc.

Năm 2014, Nike là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra ‘khu vực thương hiệu’ (brand zone) với TMall của Alibaba – điều mà Nike muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát mọi hình ảnh của mình trong một thị trường thương mại điện tử quá đông đúc và phức tạp, khi mà hàng giả vẫn chưa được kiểm soát trên nền tảng.

Ngày nay, thành công của Nike tại Trung Quốc phần lớn là nhờ vào mối quan hệ đối tác liên tục của họ với Tmall, với danh mục sản phẩm ngày càng phát triển được hỗ trợ bởi hơn 5000 video nhỏ mỗi năm.

TMall Global và JD.com đang trong một “cuộc chiến giữa các thương hiệu” khốc liệt nhằm tạo ra các không gian độc quyền, tối đa hóa dữ liệu hành vi và chiến lược định giá.

Từ các thương hiệu Huggies và Head & Shoulders đến Louis Vuitton, JD.com cung cấp các trang tùy chỉnh để chuyển hướng đến, các chương trình nhỏ của WeChat và các trang chính thức khác để hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, chương trình Luxury Pavillion của Tmall (được xây dựng từ năm 2017) cung cấp một thị trường xa xỉ phẩm (luxury marketplace) nơi họ chỉ chia sẻ dữ liệu về hành vi và lối sống của người tiêu dùng với các thương hiệu của họ, chẳng hạn như Bang & Olufsen, Burberry và Maserati.

Sự thích nghi ở thị trường Đông Nam Á.

Các nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã trở thành một phương tiện giúp các thương hiệu thu hút khách hàng trực tiếp hơn chỉ là gián tiếp.

Trước khi đóng cửa do đại dịch, BMW đã xây dựng một mối quan hệ đối tác độc quyền để tung ra dòng xe 1 Series của mình trên Lazada thuộc sở hữu của Alibaba ở Đông Nam Á.

Ngày nay, bạn có thể lái thử và thuê trọn dòng BMW trong một môi trường nhập vai hoàn toàn — tất cả đều có trên nền tảng Lazada.sg, nền tảng thường được biết đến với hàng tạp hóa và điện tử.

Thay vì hoàn toàn nâng cấp và chuyển đổi “những gì đang hoạt động hiệu quả” ở Trung Quốc, các nền tảng ở thị trường Đông Nam Á (SEA) đang làm theo cách riêng của họ.

Shopee có trụ sở tại Singapore (được ra mắt năm 2015) với đội ngũ siêu bản địa hóa, ưu tiên hàng đầu trên thiết bị di động, tập trung vào cấu trúc và nội dung, hiện đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Shopee đã đưa ra hai chương trình để tối đa hóa sự phát triển trực tuyến của họ.

Đầu tiên, là chương trình ‘Regional Champion Brands’ (tạm dịch: những thương hiệu quán quân theo khu vực) đã được khởi động vào đầu năm nay cho 16 thương hiệu đang nhận được sự hỗ trợ ưu tiên (marketing, đổi mới và insights), bao gồm cả Adidas, Amorepacific và P&G.

Thứ hai, là chương trình ‘100 Million Dollar Club’ (tạm dịch: câu lạc bộ 100 triệu đô la).

Shopee sẽ thưởng cho 10 thương hiệu đầu tiên đạt được 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross merchandise value- GMV) trong vòng một năm với nhiều đặc quyền kinh doanh.

Với AliExpress, thị trường trực tuyến dành cho người mua sắm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc của Alibaba, thì có kế hoạch tuyển dụng một ‘đội quân khổng lồ’ gồm 1 triệu người có ảnh hưởng toàn cầu (global influencers) vào năm 2023 để mở rộng tham vọng toàn cầu của mình.

Những người có ảnh hưởng (influencer) sẽ giúp các thương hiệu trên AliExpress quảng bá thông qua YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng phổ biến khác.

Sở hữu kênh riêng của bạn.

Điểm hay của việc sử dụng mô hình bán hàng D2C là bất kể quy mô thương hiệu của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có được phần lớn quyền kiểm soát.

Nike và Louis Vuitton (LV) đã áp dụng chiến lược D2C ở Trung Quốc trong cả phân phối lẫn truyền thông trên các kênh do thương hiệu của họ sở hữu. Michael Kors đã chọn con đường này thông qua WeChat và Weibo.

Các chương trình nhỏ của WeChat (WeChat Mini Programs) rất dễ tiếp cận, có thể chia sẻ liên tục và được nhắm mục tiêu cao. Thực tế là chúng có tính chất ‘xuyên lục địa’, với ít hạn chế hơn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cả bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Thương hiệu Selfridges của Vương quốc Anh và cửa hàng thuốc Tsuruha của Nhật Bản là những ví dụ tuyệt vời về điều này.

Mua sắm qua video cũng đang đạt được sức hút rất lớn. Các ứng dụng video dạng ngắn như TikTok hay Instagram Reels đã bắt đầu tích hợp các tính năng thương mại điện tử để kết nối tốt hơn giữa thương hiệu với những nhà sáng tạo nội dung trên tền tảng.

Người tiêu dùng có thể sử dụng video trực tiếp để xem và mua sản phẩm cũng như việc đặt câu hỏi trực tiếp cho chủ sở hữu của thương hiệu.

Sự gia tăng của các nền tảng và thương hiệu riêng của người có ảnh hưởng.

Những thương hiệu riêng của những người có ảnh hưởng hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Ava Foo và Nikki Min, những người mẫu thời trang đã ra mắt dòng quần áo ‘Ava & Nikki’ và bán độc quyền trên Taobao.

Dòng quần áo và sản phẩm của họ đã bán hết nhanh chóng, vượt quá mong đợi.

Và những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã phát triển từ việc tạo ra các thương hiệu của riêng họ đến việc tạo ra các studio sáng tạo hoàn chỉnh của riêng mình.

Hãy lấy ví dụ về người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang Peter Xu, người đã khai trương studio sáng tạo của riêng mình vào năm 2016.

Ông cung cấp tất cả các dịch vụ mà một thương hiệu cần để kết nối với khách hàng của mình, bao gồm sản xuất ảnh và video cho các thương hiệu, các chương trình thương mại và nhãn thời trang riêng cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng khác.

Những người có ảnh hưởng này đang ‘phá vỡ’ thị trường nói chung thông qua việc tung ra thị trường các sản phẩm của riêng họ.

Melissa Koh, một blogger về phong cách sống và người mẫu thương hiệu thời trang ở Đông Nam Á, đã ra mắt hai cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Run After, một dòng quần áo và Some Days At Home, một thị trường thương mại điện tử cho các thương hiệu có quy mô nhỏ trong khu vực.

Một số thương hiệu đã làm được tất cả những điều trên.

Perfect Diary là một ví dụ hoàn hảo về sự hoàn thiện của mô hình D2C ở Trung Quốc để vươn ra toàn cầu: Trong 5 năm, thương hiệu này đã chuyển từ việc bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên Taobao & Tmall sang WeChat, Pop-up, và với kế hoạch hiện tại là có 600 cửa hàng ngoại tuyến (offline) trong vòng ba năm tới.

Sau khi ra mắt trên Sở giao dịch chứng khoán New York (thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc), doanh thu đã tăng 72% và lợi nhuận gộp tăng lên 199 + triệu USD.

Thành công này được hình thành thông qua việc áp dụng mô hình D2C theo hướng dữ liệu của họ (data-driven D2C).

Vào tháng 10 năm 2020, Perfect Diary đã bổ nhiệm Troye Sivan (một YouTuber) làm đại sứ thương hiệu mới nhất của mình.

Mặc dù chiến dịch này chính thức được quảng bá ở Trung Quốc, tuy nhiên các video của chiến dịch đã được tải lên khắp các nền tảng trực tuyến khác như Twitter, YouTube và Instagram.

Những ví dụ ở trên phản ánh một thế giới kinh doanh màu mỡ đáng kể ở Trung Quốc tiếp tục truyền cảm hứng cho các chủ sở hữu thương hiệu khác trên toàn thế giới. D2C vẫn đang là mô hình tăng trưởng đầy ấn tượng, cả Trung Quốc lẫn thị trường toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Có một cách để bạn có thể xây dựng thị trường của mình mà không cần tốn quá nhiều tiền vào quảng cáo và marketing – đó chính là xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu.

cách xây dựng cộng đồng
5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Trong 03 năm đầu tiên kinh doanh, công cụ quản lý mạng xã hội Hootsuite đã tăng từ 0 lên ba triệu người dùng.

Đó là một thành tích khá ấn tượng đối với bất kỳ công ty nào, đặc biệt là với các công ty startup, nhưng điều đáng chú ý hơn nữa là họ đã làm như vậy mà hầu như không có ngân sách quảng cáo hoặc marketing nào.

Thay vào đó, họ phát triển nhờ xây dựng cộng đồng. Theo CEO Ryan Holmes, một nhóm gồm 18 nhân viên và 100 người có ảnh hưởng (influencer) đã phát triển công ty nhờ vào sự tham gia của cộng đồng.

Dưới đây là 05 cách mà bạn có thể sử dụng để phát triển thương hiệu hoặc doanh nghiệp của mình bằng cách coi việc xây dựng cộng đồng cho thương hiệu như là một chiến lược quan trọng hàng đầu.

Trước khi xem các nội dung chi tiết về xây dựng cộng đồng cho thương hiệu, bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu về thuật ngữ thương hiệu tại: thương hiệu là gì

1. Xác định thương hiệu của bạn là gì và nó đại diện cho điều gì là bước đầu tiên khi xây dựng cộng đồng.

Trước khi bạn có thể xây dựng một cộng đồng cho thương hiệu của mình, bạn phải biết thương hiệu đó thực chất là gì. Bạn có một tuyên bố về sứ mệnh của nó không?

Bạn có biết chính xác đối tượng và cộng đồng mục tiêu của mình là ai không? Bạn có sẵn sàng xây dựng nội dung để thu hút cộng đồng này mỗi ngày không?

Bạn muốn kiểu người nào trong cộng đồng của mình và quan trọng hơn, bạn không muốn bao gồm những người nào? Bạn chỉ nên chuyển sang bước tiếp theo sau khi bạn đã trả lời những câu hỏi này.

2. Tìm những cách phù hợp để kết nối với cộng đồng của bạn.

Khi bạn đã xác định được thương hiệu của mình đại diện cho điều gì và đối tượng bạn muốn nhắm mục tiêu tới là ai, bước tiếp theo sẽ là ‘địa điểm’ và ‘cách thức’. Bạn sẽ kết nối với khách hàng của mình ở đâu và bằng cách thức nào.

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần chọn những nền tảng phù hợp dựa trên những tiêu chí như:

  • Quy mô đối tượng mục tiêu của bạn
  • Cách họ thích tương tác
  • Các tính năng bạn cần
  • Trình độ hay kỹ năng kỹ thuật của bạn
  • Ngân sách của bạn

Khi bạn mới bắt đầu, bạn nên nghĩ nhỏ và đơn giản. Một diễn đàn cơ bản có thể là đủ hay sử dụng các nhóm miễn phí của Facebook nếu người dùng của bạn truy cập nó qua thiết bị di động và mạng xã hội.

Hãy nhớ rằng, phạm vi tiếp cận tự nhiên của Facebook đang bị ‘bóp’ với tốc độ nhanh chóng, vì vậy nhóm (Group) sẽ là cách lý tưởng để bạn tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn mà không cần bất cứ khoản chi phí nào.

3. Làm cho những thành viên trong cộng đồng đó của thương hiệu có giá trị và mang tính độc quyền.

Có 05 yếu tố khiến việc tham gia cộng đồng có giá trị đối với khách hàng:

  • Ranh giới
  • An toàn về mặt cảm xúc
  • Cảm giác thân thuộc và nhận diện
  • Đầu tư cá nhân
  • Một hệ thống ký hiệu chung.

Các thành viên trong cộng đồng của bạn cần cảm thấy an toàn khi chia sẻ với những người khác trong nhóm của bạn.

Họ cần cảm thấy rằng họ được chấp nhận và họ đã ‘giành được’ vị trí của mình trong cộng đồng. Họ cũng cần có khả năng hiểu các chuẩn mực xã hội của nhóm và cách giao tiếp như một “người trong cuộc”.

Làm thế nào bạn có thể xây dựng những yếu tố này trong cộng đồng của mình? Các chiến lược khả thi bạn có thể tham khảo như:

  • Xác định rõ ràng và thực thi các tiêu chuẩn kiểm duyệt.
  • Giới hạn tư cách thành viên đối với một nhóm được chọn đã đạt được trạng thái nhất định.
  • Khuyến khích phát triển các câu chuyện và ‘meme’ độc quyền trong nhóm.
  • Mang lại cho người dùng những lợi ích – ngay cả khi đó chỉ là các biểu tượng để sử dụng trong các bài đăng biểu thị trạng thái của họ hoặc các sản phẩm miễn phí, giảm giá, lời mời tham gia các sự kiện bí mật, v.v. Nói cách khác, hãy biến nó trở nên độc quyền, tức chỉ khi là thành viên của nhóm mới có thể nhận được nó.

4. Hãy để cộng đồng tự nói chuyện với nhau.

xây dựng cộng đồng
5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Mọi cộng đồng nào trước khi thành công cũng sẽ trải qua một giai đoạn khó khăn, khi mà các cuộc trò chuyện sẽ bị cảm thấy hơi gượng ép và mọi người không tự bắt đầu cuộc trò chuyện.

Tuy nhiên, mọi thứ đó sẽ dần trôi qua. Tiếp tục xây dựng cộng đồng của bạn từng người một, và cuối cùng cộng đồng sẽ bắt đầu ‘mượt mà’ một cách tự nhiên.

Đừng nản lòng vì thiếu sự tham gia hoặc phản hồi – Nếu bạn có khách hàng trong cộng đồng, họ đang xem nội dung của bạn và tiếp nhận nội dung đó, họ cũng phải cần một khoảng thời gian nào đó để làm quen. Chìa khóa là gì ư? Hãy tiếp tục cung cấp giá trị.

5. Cho nhiều hơn những gì bạn nhận được cũng nên là ưu tiên khi xây dựng cộng đồng cho thương hiệu.

Cuối cùng, tại sao người dùng của bạn sẽ tiếp tục là một phần của cộng đồng của bạn nếu họ không nhận được bất kỳ giá trị nào từ nó?

Về phần bạn, hãy đầu tư bất kỳ nguồn lực nào bạn có thể để tạo ra những trải nghiệm cộng đồng ấn tượng.

Cung cấp các nguồn thông tin hữu ích. Trả lời câu hỏi. Cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào bạn có để làm hài lòng các thành viên trong cộng đồng của bạn.

Những nỗ lực của bạn sẽ trở lại với bạn dưới dạng ‘những người theo dõi sẽ bắt đầu tương tác’, sẽ mua hàng của bạn trong tương lai và cũng có thể, họ chính là những người giới thiệu đầy tiềm năng của bạn.

Kết luận.

Nếu bạn là một Brand Marketer, bạn muốn xây dựng một thương hiệu vững mạnh nhưng không muốn tập trung hoặc phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động quảng cáo vốn không bền vững, xây dựng nên một cộng đồng thương hiệu (Brand Community) mạnh là cách mà bạn nên thử và tối ưu cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips