Skip to main content

Thẻ: Nga

Burger King: Chúng tôi muốn đóng cửa hơn 800 cửa hàng tại Nga nhưng không thể

Restaurant Brands International (RBI) cho biết đối tác vận hành của Burger King tại Nga đang không chịu đóng cửa hơn 800 cửa hàng hiện có.

burger king đóng cửa tại nga

RBI, doanh nghiệp sở hữu Burger King, đang cố rút khỏi thị trường Nga. “Chúng tôi đã liên hệ với đối tác và yêu cầu đóng cửa các nhà hàng Burger King tại Nga. Nhưng ông ấy đã từ chối làm như vậy”, Chủ tịch RBI, David Shear viết trong thư gửi nhân viên.

Theo David Shear, RBI đã dừng toàn bộ hỗ trợ của công ty với thị trường Nga, gồm vận hành, marketing, chuỗi cung ứng, cũng như từ chối phê duyệt mở rộng và đầu tư mới.

Ông Shear thừa nhận, các thoả thuận “phức tạp” của RBI với các đối tác khiến họ không thể dễ dàng rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga.

Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng Nga, vì vậy Chủ RBI nhận định khả năng này không thể sớm diễn ra.

RBI thâm nhập thị trường Nga cách đây một thập kỷ thông qua hợp tác với liên doanh gồm ba đơn vị: Kolobov – doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận hành Burger King, quỹ đầu tư Investment Capital của Ukraine và Ngân hàng VTB.

Nhà băng thuộc sở hữu nhà nước này cũng đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. RBI đã bắt đầu làm thủ tục để chuyển nhượng 15% cổ phần của mình trong liên danh.

Từ đầu tháng 3, một loạt doanh nghiệp Mỹ cũng thông báo sẽ dừng hoạt động hạowc hạn chế hoạt động ở Nga.

Cũng giống như Burger King, thương hiệu F&B Starbucks không trực tiếp vận hành hơn 100 cửa hàng tại Nga. Tuy nhiên, đối tác của họ – tập đoàn Alshaya có trụ sở tại Kuwait – đồng ý ngay với yêu cầu đóng các cửa hàng và hỗ trợ cho 2.000 nhân viên tại đây.

Vào ngày 8/3, Starbucks Corp (SBUX.O) và một làn sóng các công ty khác theo sau McDonald’s Corp (MCD.N) khi cho biết họ sẽ đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động tại Nga.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Reuters/Bloomberg

YouTube có thể bị cấm tại Nga

Nga vừa yêu cầu Google dừng phát tán các nội dung mà Nga cho là đe dọa công dân Nga trên nền tảng YouTube. YouTube có thể bị cấm trong các tuần tới.

YouTube bị cấm tại Nga

Cơ quan quản lý truyền thông Roskomnadzor cho rằng các quảng cáo trên YouTube kêu gọi đình chỉ hệ thống truyền thông của Nga và mạng đường sắt của Belarus.

Việc phát tán chúng là bằng chứng cho thấy công ty Mỹ chống đối Nga. Tuy nhiên, Roskomnadzor không tiết lộ người chạy quảng cáo.

Theo nhà chức trách, “các hành vi của Ban quản trị YouTube có tính chất khủng bố và đe dọa mạng sống, sức khỏe của công dân Nga.

Roskomnadzor kiên quyết phản đối các chiến dịch quảng cáo như vậy và yêu cầu Google ngừng phát tán các video chống lại Nga sớm nhất có thể”.

Một nguồn tin của Reuters cho hay Google đã xóa một quảng cáo mà chính phủ Nga gắn cờ.

Đây chỉ là một trong các căng thẳng gần đây giữa Moscow và các công ty ngoại vì vấn đề Ukraine. YouTube đã chặn truy cập các kênh truyền thông nhà nước Nga trên toàn cầu. Nền tảng đang chịu sức ép lớn từ nhà quản lý và chính trị gia tại Nga.

Moscow đã cấm Instagram từ đầu tuần sau khi công ty mẹ Meta thay đổi chính sách phát ngôn thù địch, cho phép người dùng tại Ukraine đăng những thông điệp chết chóc nhằm vào người Nga.

Các hãng thông tấn Nga, bao gồm RIA và Sputnik, dẫn lời một nguồn tin giấu tên về việc YouTube có thể bị Nga chặn vào tuần tới.

Cùng ngày, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ trích các doanh nghiệp mạng xã hội nước ngoài, trong đó có Meta và YouTube, đồng thời nhắc tới cánh cửa quay lại thị trường Nga còn bỏ ngỏ.

Ông khẳng định Nga có đủ công cụ và kinh nghiệm cần thiết để phát triển mạng xã hội riêng và “con đường một chiều” mà phương Tây kiểm soát luồng thông tin không thể tiếp diễn.

“Để quay trở lại, họ phải chứng minh sự độc lập và thái độ tốt đối với nước Nga và công dân Nga”, ông viết trên Telegram.

Vkontakte, “Facebook của Nga”, ghi nhận hoạt động mạnh mẽ trên nền tảng sau khi Nga tiến hành hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2. Trang web thu hút 300.000 người dùng mới trong 2 tuần.

Vào ngày Instagram bị chặn tại Nga, VKontakte cho biết lượng người dùng hàng ngày tăng 8,7% lên hơn 50 triệu, thiết lập kỷ lục mới.

Anton Gorelkin, thành viên của Duma quốc gia Nga về thông tin và truyền thông, nhắc tên các dịch vụ giúp người Nga chuyển video từ YouTube sang nền tảng nội địa RuTube.

“Không phải tôi kêu gọi mọi người ngay lập tức rời YouTube. Song có lẽ, từ các sự kiện gần đây, nên tuân thủ nguyên tắc không bỏ trứng vào một giỏ”, ông nói.

Đầu tuần này, ông cảnh báo YouTube có thể chung số phận với Instagram nếu tiếp tục “hành động như một vũ khí trong cuộc chiến thông tin”. Trong khi đó, các doanh nhân Nga cho hay sẽ ra mắt ứng dụng ảnh Rossgram nhằm lấp chỗ trống của Instagram.

Tháng 11/2021, Gazprom Media giới thiệu Yappy, đối thủ của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nga chặn Facebook và Twitter

Nga chặn hoàn toàn quyền truy cập Facebook và một phần Twitter sau khi các nền tảng này hạn chế nội dung từ các kênh truyền thông nhà nước Nga.

Nga chặn Facebook và Twitter

Cơ quan quản lý truyền thông nhà nước Nga Roskomnadzor ngày 4/3 cho biết Facebook bị chặn vì “phân biệt đối xử” với các kênh truyền thông nhà nước.

Cụ thể, Roskomnadzor cáo buộc Facebook 26 lần hạn chế các kênh này kể từ tháng 10/2020, gồm đài Russia Today (RT), Sputnik và hãng thông tấn RIA Novosti gần đây.

Tuần trước, Nga cũng giới hạn hoạt động của Facebook vì cho rằng mạng xã hội này vi phạm “quyền và tự do của công dân Nga”.

Trong khi đó, theo Interfax của Nga, Twitter không thể truy cập tại nước này từ 4/3. Tuy nhiên, hãng thông tấn Tass ghi nhận mạng xã hội chỉ bị hạn chế một phần và vẫn hoạt động dù tốc độ chậm.

Nick Clegg, người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, cho biết công ty sẽ làm mọi cách để khôi phục dịch vụ tại Nga.

“Chẳng bao lâu nữa, hàng triệu người Nga sẽ thấy mình bị cắt đứt các nguồn thông tin đáng tin cậy, bị tước đi các kết nối hàng ngày với gia đình và bạn bè và im lặng không nói ra”, Clegg viết trên Twitter sáng nay.

Theo Statista, Facebook có 66 triệu người dùng ở Nga. Trung bình, mỗi người dùng châu Âu mang lại cho mạng xã hội này 19,68 USD năm ngoái.

Do đó, Forbes ước tính, công ty của Mark Zuckerberg có thể thiệt hại 3,6 triệu USD mỗi ngày, hay 1,3 tỷ USD trong năm, nếu không thể tiếp tục hoạt động tại Nga.

Big Tech dừng bán sản phẩm tại Nga.

Hôm 1/3, Apple thông báo: “Chúng tôi quyết định ngừng mọi hoạt động nhập sản phẩm vào các kênh bán hàng ở Nga. Apple Pay và các dịch vụ khác đã bị hạn chế. Ứng dụng RT News và Sputnik News không còn có sẵn để tải xuống từ App Store bên ngoài nước Nga”.

Đến 4/3, Microsoft cũng tuyên bố dừng bán sản phẩm và dịch vụ tại đây. Theo Chủ tịch Microsoft Brad Smith, hành động này nhằm tuân theo lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ.

Trước đó, hãng cũng gỡ các ứng dụng di động của RT khỏi Windows App Store và cấm quảng cáo đối với các kênh thuộc sở hữu nhà nước Nga.

Cùng ngày, Google cho biết đã đình chỉ tất cả các nền tảng quảng cáo, gồm loạt dịch vụ quảng cáo trên trang Google Search, Goole Image và YouTube tại nước này.

Đến 5/3, Samsung trở thành hãng công nghệ mới nhất ngừng bán sản phẩm tại Nga, trong đó có smartphone, chip xử lý và các thiết bị điện tử tiêu dùng.

“Do diễn biến địa chính trị hiện tại, các lô hàng tới Nga đã bị tạm dừng. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để xác định các bước tiếp theo”, đại diện Samsung cho biết.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga

Trước những bất ổn giữa Nga và Ukraine trong những ngày gần đây, YouTube thông báo tạm thời ngừng hoạt động kiếm tiền của các kênh YouTube ở Nga và hạn chế quyền truy cập các kênh này ở Ukraine.

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga
Cre: Getty Images

Sau hàng loat các hành động can thiệp của Facebook và cả Twitter với các kênh truyền thông ở Nga, YouTube cho biết họ đang tạm thời ngừng hiển thị quảng cáo và tắt tính năng kiếm tiền trên các kênh YouTube của Nga, đồng thời nền tảng này cũng hạn chế người dùng ở Ukraine truy cập các kênh của Nga.

Theo thông báo của YouTube, hành động của họ nhằm mục tiêu trừng phạt Nga trước các hành động của nước này với Ukraine, YouTube sẽ tạm ngưng quyền truy cập một số kênh, tắt tính năng kiếm tiền và hạn chế đề xuất các kênh của Nga.

YouTube cũng cho biết, để đáp lại yêu cầu trước đó của chính phủ Ukraine về việc chặn các kênh tiếng Nga sử dụng YouTube để “tuyền truyền thông tin” liên quan đến những bất ổn giữa Nga với Ukraine, YouTube đã thực hiện hành động này.

Theo tờ Reuters, chỉ trong 2 năm 2017 và 2018, Nga đã kiếm được khoảng từ 7 triệu đến 32 triệu USD doanh thu quảng cáo trên 26 kênh YouTube do nhà nước quản lý (hoặc hỗ trợ).

Không chỉ Google, Facebook và Instagram cũng bắt đầu hạn chế các tài khoản của Nga thu lợi trên nền tảng của họ sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Ông Nathaniel Gleicher, Trưởng bộ phận chính sách bảo mật tại Meta cho biết Facebook đang cấm các kênh truyền thông của nhà nước Nga chạy quảng cáo hoặc tạo doanh thu trên các nền tảng của họ ở bất kỳ đâu trên toàn cầu.

Với Twitter, nền tảng này cho biết họ đang tạm dừng các hoạt động quảng cáo ở Ukraine và Nga để “đảm bảo mức độ an toàn của thông tin và không để quảng cáo làm ảnh hưởng tới các thông tin đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Cơ quan quản lý truyền thông của Nga sẽ “hạn chế một phần quyền truy cập” vào Facebook

Theo cáo buộc từ cơ quan này, họ “đã ghi nhận được 23 trường hợp bị Facebook kiểm duyệt các tài nguyên Internet và truyền thông Nga” kể từ tháng 10 năm 2020.

Getty Images

Vào ngày 25/2 vừa qua, Cơ quan quản lý các phương tiện truyền thông của Nga cho biết họ sẽ bắt đầu “hạn chế một phần quyền truy cập” vào Facebook sau khi nền tảng này đã nhiều lần hạn chế các tài khoản của các hãng truyền thông Nga (thuộc quản lý của nhà nước) từ năm 2020.

Theo đó, Facebook đã hạn chế các tài khoản của 4 hãng truyền thông Nga bao gồm kênh Zvezda TV, hãng thông tấn RIA Novosti, Lenta.ru và Gazeta.ru.

Mặc dù Roskomnadzor (cơ quan hành pháp liên bang Nga chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng của Nga) cho biết hành động của Facebook đã vi phạm luật liên bang của Nga, tuy nhiên, phía công ty mẹ Meta đã phớt lờ yêu cầu này.

Roskomnadzor cho biết các hành động của họ tuân theo thỏa thuận của Văn phòng công tố và Bộ Ngoại giao trong việc “xem mạng xã hội Facebook có liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người, cũng như các quyền và tự do của công dân Nga.”

Đáp lại những yêu cầu của phía cơ quan Nga, Ông Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta cho biết: “Meta hy vọng người dân Nga có thể thể hiện được tiếng nói của mình thông qua các nền tảng của chúng tôi, họ có quyền chia sẻ những gì đang xảy ra thông qua Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo CNBC)